Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết, hạ Cholesterol và thử nghiệm tạo ra một số sản phẩm đồ uống từ cây Nopal trồng tại Việt Nam
2:44 CH,10/07/2018

Hiện nay, tình trạng béo phì và thừa cân đang tăng lên với tốc độ báo động không những ở các quốc gia phát triển mà cả các quốc gia đang phát triển. Đây là mối đe dọa tiềm ẩn của các bệnh rối loạn trao đổi chất và tim mạch trong tương lai. Chi phí điều trị bênh béo phì và các bệnh biến chứng bằng thuốc tân dược rất tốn kém. Hơn nữa, các loại thuốc này hiện nay trên thị trường thường gây ra nhiều phản ứng phụ có thể gây nguy hại cho sức khỏe và giá thành rất đắt.

Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng các hợp chất tự nhiên từ cây cỏ để chữa bệnh béo phì và đái tháo đường, các loại thuốc, dược liệu từ cây cỏ thường ít gây ra tác dụng phụ, đồng thời, tác dụng của thuốc có hiệu quả trong thời gian dài. Xương rồng Nopal có tên khoa học là Opuntia spp. đã được sử dụng để đắp lên vết thương áp xe. Người Ấn Độ đã sử dụng quả làm thức ăn và chế nước xi rô để điều trị bệnh ho, bệnh hen suyễn, giảm Cholesterol. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào trên thế giới và trong nước nghiên cứu về tác dụng chống béo phì và đái tháo đường của cây.

Hiện nay, cây Nopal đã được di thực về Việt Nam, trở thành cây có khả năng chống hiện tượng sa mạc hóa và xâm thực mặn ở các tỉnh như Ninh Thuận, Quảng Bình và Quang Nam. Để nâng cao sinh kế cho bà con nông dân trồng Nopal, cần phải có các nghiên cứu chế biến nâng cao giá trị kinh tế cho cây Nopal như chế biến các sản phẩm đồ uống chính, nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng do ThS. Trương Công Đức dẫn đầu, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và thử nghiệm tạo ra một số sản phẩm đồ uống từ cây Nopal trồng tại Việt Nam” trong 2 năm 2015-2016.

Đề tài đề ra mục tiêu nâng cao giá trị sử dụng và phát triển thị trường cho cây Nopal ở Việt Nam thông qua xác định được tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và thử nghiệm sản phẩm đồ uống.

Một số kết quả nổi bật của nghiên cứu:

1. Chọn lựa được giống Nopal janpa có tác dụng hạ đường với liều 1g trên mô hình chuột aloxan.

2. Đã xác đinh được cao chiết phân đoạn Etyacetat có khả năng hạ đường huyết tốt nhất trên chuột ĐTĐ type 2.

3. Đã phân lập và xác định 07 hợp chất trong cao chiết Eta gồm: Daucosterol (1), Astragalin (2), Acid ferulic (3), Acid gallic (4), Rutin (5), Narcissosid (6) và Typhaneosid (7).

4. Xác định khả năng hoạt hóa p-MPK Các mẫu 4 (phân đoạn ethyacetat); 6 (astragalin hay kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid); 10 (isorhametin 3-O-β- rutinosid) và 11 (Isorhamnetin-3-O-β-rhamnosyl-rutinosid) (100,00 µg/mL) làm tăng mức độ biểu hiện của p-AMPK so với lô chứng với số lần tăng tương ứng là 1.422; 1.270; 2.517 và 1.444 lần.

7. Xây dựng quy trình sản xuất trà túi lọc và nước uống dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 13574) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Nguồn: NASATI

Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn