Nghiên cứu ứng dụng một số hóc môn sinh sản và xây dựng công thức lai tạo để nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Mã số đề tài: VAST.NĐP.13/15-16
2:35 CH,14/06/2018

Chủ nhiệm đề tài:Hoàng Nghĩa Sơn

Đơn vị thực hiện:Viện Sinh học Nhiệt đới

Thời gian thực hiện:2015 - 2017

Tổng kinh phí:600 triệu đồng từ VAST + 589,06 triều đồng từ SKHCN Đắk Nông

Xếp loại đề tài:Khá

Mục tiêu đề tài:

Cải thiện được thể trạng, chất lượng, năng suất đàn bò địa phương lên 40 - 50% và phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Xây dựng chiến lược phát triển đàn bò cho tỉnh Đắk Nông

Kết quả đạt được

- Tổng số đàn trâu bò của tỉnh Đắk Nông cuối năm 2015 là 27.831 con (21.888 con bò và 5.943 con trâu). Phương thức chăn nuôi trâu bò chủ yếu là chăn thả tự do nên chất lượng con giống vẫn còn thấp, phần lớn là bò vàng địa phương với tầm vóc nhỏ bé, hiện tượng đồng huyết khá phổ biến.

- Số lượng bò đực giống đề tài đã chuyển giao cho địa phương là 2 con (trọng lượng 427kg và 470kg), đạt yêu cầu giống. Số bò mẹ đã được phối bởi 2 bò đực là 33 con, trong đó có 8 bê con đã được sinh có ngoại hình đẹp, trong lượng sơ sinh từ 17-19kg.

- Tổng số bò đã gieo tinh nhân tạo là 228 con, số bê con sơ sinh là 180 con (đạt 78,95% so với số bò ban đầu).

- Bê sơ sinh lai Brahman và lai Droughtmaster có ngoại hình đẹp, trong lượng sơ sinh từ 19,67kg – 23,59kg, tăng từ 33 – 59% so với trọng lượng bê sơ sinh từ bố mẹ là bò vàng (theo số liệu đối chứng của Văn Tiến Dũng, 2009).

- Đánh giá chất lượng thịt bò vàng và bò lai Brahman: Màu sắc thịt thăn và mỡ của hai nhóm bò cỏ và bò lai Brahman giống  nhau. Giá trị pH, mất nước bảo quản, mất nước chế biến thịt thăn và thịt đùi của nhóm bò lai Brahman có xu hướng tốt hơn so với bò địa phương.

- Nghiên cứu đã đánh giá hai điểm đột biến trên gen leptin trên hai nhóm bò nuôi tại Đắk Nông, tần số đột biến vị trí A1.127T cho kiểu allen A ở đàn lai sind cao hơn so với đàn bò vàng (90% so với 76,72%), đối với đột biến vị trí C73T cho thấy không có sự khác nhau về tần số allen C giữa nhóm bò vàng và bò lai sind (31,03% và 31,43%).

- Đa hình gen DGAT1 tại vị trí K232A, trên đàn bò nuôi tại Đắk Nông cho thấy tần số alen A trên bò vàng (56,03%) thấp hơn so với trên đàn bò lai sind (62,86%). Đối với gen SCD1, đột biến điểm A293V cho tần số allen A trên bò vàng là 93,97% cao hơn so với tần số allen A trên bò lai sind là 40,00%.

- Dùng quy trình hai mũi PG-F2α cách nhau 7 ngày kết hợp với PMSG cho tỷ lệ bò động dục cao (90,0%) và tỷ lệ đậu thai sau GTNT tương đương với bò động dục tự nhiên (80 – 85%). Trong khi công thức PG-F2α + PG-F2α hoặc thay thế PMSG bằng HCG tỷ lệ bò động dục và lệ đậu thai thấp hơn (75%).

- Đã đào tạo 18 kỹ thuật viên GTNT bò và kỹ năng sử dụng hormon hỗ trợ sinh sản trên bò, trong đó 6 học viên có khả năng thành thạo lý thuyết và các kỹ năng thực hành.

Sản phẩm

-    Các bài báo đã công bố:  Bài báo đăng trên tạp chí Công nghệ sinh học.

-    Các bằng sáng chế, giải pháp hữu ích (liệt kê): Không

-    Các sản phẩm cụ thể (mô tả sản phẩm, nơi lưu giữ):

2 bò đực giống lai Brahman tại Trại chăn nuôi BCH BĐBP, Bê con sinh ra từ lai tạo của các Trại và các hộ dân.

-    Các sản phẩm khác (nếu có): Quy trình gây động dục cho bò

Địa chỉ ứng dụng

Sở KH&CN tỉnh Đắk Nông; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông, Trạm Thú - y huyện Đắk Mil

Nguồn: Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn