Nhà khoa học Trung Quốc tạo ra "đứa trẻ" AI đầu tiên trên thế giới
Nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thành công một "bé gái" là thực thể trí tuệ nhân tạo (AI) ảo đầu tiên trên thế giới.
Theo Nhật báo Bắc Kinh , bé gái đặt tên một cách trìu mến là Little Girl, hay Đồng Đồng (Tong Tong) trong tiếng Trung. AI đột phá này được ra mắt tại Triển lãm quốc tế Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo Tổng hợp tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 28 - 29/1, dưới sự bảo trợ của Viện Trí tuệ Nhân tạo Tổng hợp Bắc Kinh (BIGAI).
Nhân viên giới thiệu về Đồng Đồng tại buổi triển lãm. (Ảnh: Nhật báo Bắc Kinh).
Không giống như các mô hình ngôn ngữ lớn phổ biến trong AI, Đồng Đồng có thể chủ động thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, từ khám phá môi trường xung quanh đến dọn dẹp phòng và lau chùi vết bẩn. Cô bé có cảm xúc và trí tuệ của riêng mình, khả năng tự học cao cùng một tính cách cởi mở và ưa sạch sẽ.
Tại buổi triển lãm, Đồng Đồng thoải mái giao lưu với khách tham quan. Nếu ai đó làm đổ sữa, Đồng Đồng sẽ tự mình tìm khăn và lau sạch. Cô bé tự mình sửa một khung tranh bị lệch. Nếu khung quá cao khiến Đồng Đồng không thể với tới, cô bé sẽ tìm một chiếc ghế đẩu để có thể với tới chiếc khung mà không cần sự trợ giúp của con người.
“Đồng Đồng sở hữu trí tuệ, cố gắng tiếp thu và hiểu được lẽ thường mà con người dạy. Cô bé có thể phân biệt đúng sai và thể hiện thái độ của mình trong nhiều tình huống khác nhau”, BIGAI cho biết trong video giới thiệu.
Dựa trên các tiêu chuẩn trí tuệ nhân tạo nói chung và các nhiệm vụ kiểm tra riêng, Đồng Đồng thể hiện hành vi và khả năng tương tự như một đứa trẻ 3 - 4 tuổi. Thông qua việc khám phá và tương tác với con người, cô bé không ngừng nâng cao kỹ năng, kiến thức và giá trị của mình.
Khách tham quan giao tiếp với Đồng Đồng tại buổi triển lãm. (Ảnh: BIGAI).
Một trong những khía cạnh then chốt của trí tuệ tổng quát là sở hữu sự hiểu biết xã hội và lẽ thường giống như con người. Ngoại ra, một thực thể AI còn cần thúc đẩy các giá trị riêng biệt, không chỉ có khả năng hoàn thành vô số nhiệm vụ mà còn phải tự định nghĩa những nhiệm vụ mới một cách độc lập.
"Để tiến tới AI tổng quát, chúng ta phải tạo ra những thực thể có thể hiểu được thế giới thực và sở hữu nhiều kỹ năng", Giám đốc BIGAI Zhu Songchun nói.
Ông Zhu Songchun, người đã dành 28 năm học tập, sống và làm việc tại Mỹ, đã rời bỏ chức vụ tại Đại học California vào năm 2020 để về Trung Quốc thành lập BIGAI. Là một học giả nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các lĩnh vực nghiên cứu của ông Zhu bao gồm AI tổng quát, thị giác máy tính, robot tự động cùng nhiều lĩnh vực khác.
Nhà khoa học này từng nhận giải thưởng Nghiên cứu viên trẻ từ Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ và Giải thưởng Marr từ Hội nghị Quốc tế về Thị giác máy tính, một trong những giải thưởng cao nhất dành cho các bài báo nghiên cứu trong lĩnh vực này.
Ông cũng từng đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội nghị về Thị giác máy tính và Nhận dạng mẫu (CVPR), Phó giám đốc của Ủy ban Đánh giá Hội viên Cao cấp của Hiệp hội Máy tính IEEE.
Theo khoahoc.tv
- Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C (11/02/2025)
- Chip AI chỉ nhỏ bằng hạt muối (11/02/2025)
- Công nghệ buồm laser đẩy tàu vũ trụ bay thần tốc (11/02/2025)
- Công nghệ trong siêu máy chụp CT phát hiện sớm ung thư, đột quỵ (11/02/2025)
- Kết quả nghiên cứu cảnh báo ngủ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ tử vong (24/01/2025)
- Đột phá khoa học tiếp theo - vaccine ung thư có thể có trong vòng 5 năm tới (24/01/2025)
- Nga phát triển vaccine phòng ngừa ung thư vú và tuyến tụy (24/01/2025)
- Phát triển thành công phương pháp làm mát cho tủ lạnh bằng từ trường (23/01/2025)
- Công nghệ nào đằng sau siêu phẩm "Avatar 2"? (23/01/2025)
- Lộ diện mẫu giày đi bộ nhanh nhất thế giới, tốc độ nhanh gấp 4 lần người thường (23/01/2025)