Ấn Độ đạt cột mốc 'lịch sử' trong sứ mệnh ghép nối không gian
Ấn Độ đã ghi dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử khám phá vũ trụ của nước này khi thực hiện thành công nhiệm vụ ghép nối hai vệ tinh trên quỹ đạo. Đây là một bước tiến đáng kể đưa Ấn Độ đến gần hơn với mục tiêu xây dựng trạm không gian và thực hiện sứ mệnh đưa người lên Mặt Trăng.
Tên lửa Polar Satellite Launch Vehicle (PSLV-C60), mang theo hai vệ tinh SDX01 (Chaser) và SDX02 (Target), rời bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở bang Andhra Pradesh, ngày 30/12/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Trong sứ mệnh sứ mệnh thử nghiệm ghép nối không gian SpaDeX (Space Docking Experiment), hai vệ tinh nhỏ SDX01 (Chaser) và SDX02 (Target), mỗi vệ tinh nặng 220 kg, đã được điều khiển tiếp cận và ghép nối với nhau một cách chính xác. Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) đã gọi đây là một "khoảnh khắc lịch sử" và đánh dấu một thành tựu ấn tượng cho ngành công nghiệp vũ trụ của nước này.
Với thành công này, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc, thực hiện thành công sứ mệnh ghép nối không gian. Thủ tướng Narendra Modi đã chúc mừng các nhà khoa học Ấn Độ, mô tả đây là bước đệm quan trọng cho các sứ mệnh không gian đầy tham vọng của nước này trong những năm tới.
Ghép nối không gian (space docking) là công nghệ then chốt cho các sứ mệnh yêu cầu phóng nhiều lần hoặc cần sự hợp tác giữa các tàu vũ trụ trong không gian. Các vệ tinh của SpaDeX sẽ thử nghiệm việc chuyển đổi năng lượng điện giữa hai thiết bị đã ghép nối, phục vụ các ứng dụng như điều khiển tàu vũ trụ hỗn hợp, robot không gian và vận hành tải trọng sau khi tách ghép.
Sứ mệnh này cũng bao gồm các thiết bị tiên tiến, như hệ thống hình ảnh và cảm biến bức xạ để đo mức độ phóng xạ electron và proton trong không gian - dữ liệu cần thiết cho các sứ mệnh không gian có người lái trong tương lai.
Theo TTXVN
- 'Mặt Trời nhân tạo' của Trung Quốc lập kỷ lục mới (21/01/2025)
- Vinh danh 71 sản phẩm, giải pháp Make in Viet Nam xuất sắc (21/01/2025)
- Tên lửa New Glenn của Blue Origin phóng thành công lên quỹ đạo (21/01/2025)
- Robot hình người Trung Quốc tham gia sản xuất iPhone và xe điện (21/01/2025)
- Nhà máy điện hạt nhân nổi duy nhất trên thế giới (21/01/2025)
- Nguồn năng lượng từ đá siêu nóng 374 độ C dưới lòng đất (10/01/2025)
- Thí nghiệm phát âm thanh 17,5 Hz khiến người nghe sợ hãi (10/01/2025)
- Kristi Anseth nhà khoa học khiến xương, da, sụn tự lành (10/01/2025)
- Vật liệu tàng hình giống tắc kè hoa (09/01/2025)
- Máu dơi có thể giúp con người ngủ đông để du hành vũ trụ (09/01/2025)