Chào Bán CN/TB
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
Chào bán CN/TB
Quy trình kỹ thuật trồng xen ổi trong vườn cam
Mã số: VN011322
Tên CN/TB chào bán: Quy trình kỹ thuật trồng xen ổi trong vườn cam
Nước có CN/TB chào bán: VN Việt Nam
Chỉ số phân loại SPC:
  • Sản phẩm nông nghiệp như: gieo cấy, trồng trọt, làm vườn
  • Mô tả quy trình CN/TB:

    I. Kỹ thuật chăm sóc

    I. Đối với cây cam

    * Chăm sóc thời kỳ chưa mang quả

    - Làm cỏ

    Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc. Ở những vùng đất bằng hoặc hơi dốc nên trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây để vừa che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.

    - Trồng xen

    Đối với đất dốc, giữa các hàng cam, ổi gieo 1 hàng rào kép cây phân xanh thuộc loại thân bụi như muồng, cốt khí, keo, đậu, lạc để chống xói mòn và cung cấp chất hữu cơ tại chỗ. Lượng hạt cây phân xanh từ 20-25kg/ha. Diện tích đất trống còn lại trên băng gieo các loại cây họ đậu thân thảo như cây đậu tương, cây lạc, lạc dại.. để che phủ, giữ ẩm đất và chống cỏ dại. Thường gieo trồng cây phân xanh trước khi trồng cam, ổi hoặc ngay sau khi trồng.  

    - Tạo tán

    Khi cây đạt chiều cao 60 cm, bấm ngọn tạo cành cấp 1, để 03 cành cấp 1 hướng đều về các phía. Sau đó tạo cành cấp 2 và 3 tương tự để tán cây xòe đều không quá rậm rạp. 

    - Bón phân

    +  Liều lượng (tham khảo):

    Loại phân Lượng phân bón (g/cây)

    +  Thời kỳ bón: Bón phân thúc 4-5 lần/năm vào các tháng 2, 4, 6, 10 và tháng 12. Lượng phân chia đều trong các lần bón.

    + Phương pháp bón: Lúc cây còn nhỏ, phân vô cơ được hòa với nước để tưới cho cây kết hợp với các đợt xới xáo làm cỏ.

    Khi cây lớn, rạch rãnh xung quanh tán, rãnh sâu khoảng 10 -15 cm, rắc phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc cây.

    Phân chuồng được bón với lượng 50 - 60kg/cây/năm đối với giai đoạn kiến thiết cơ bản, những năm sau đó bón tăng dần mỗi năm từ 10 đến 20 kg theo tuổi cây, bón 1 lần vào cuối năm. Khi bón phân chuồng, rãnh bón được cuốc sâu và rộng hơn, sâu từ 15 - 20 cm, rộng từ 20 - 30 cm.

    *  Chăm sóc thời kỳ kinh tế (thời kỳ cây mang qua)

    - Làm cỏ, tưới nước

    Thường xuyên phát cỏ, tủ gốc để giữ ẩm. Bổ sung nước tưới để duy trì ẩm độ đất đạt từ 70-75% sau khi đậu quả và trong giai đoạn quả lớn. 

    - Bón phân

    +  Lượng bón (tham khảo): Vào thời kỳ kinh tế, lượng phân bón chủ yếu dựa vào năng suất vụ trước đó để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây. 

    Lượng phân bón được khuyến cáo sử dụng theo bảng sau:

     

    Năng suất (kg/cây)

    20

    40

    60

    90

    120

    150

    Lượng phân bón (g/cây)

    Urê

    650

    1.100

    1.300

    1.750

    2.200

    2.600

    Lân supe

    830

    1.400

    1.700

    2.250

    2.800

    3.350

    Kali clorua

    375

    625

    750

    1.000

    1.250

    1.500

    Phân chuồng

    40

    50

    60

    80

    100

    120

    +  Thời kỳ bón: Bón phân trong thời kỳ cây cho quả được chia làm 3 lần chính: bón sau thu hoạch quả, bón trước khi ra hoa và bón trong thời gian quả lớn. Lần bón thứ 3 có thể được chia thành 2 - 4 lần nhỏ, tùy điều kiện từng nơi. Lượng phân bón được áp dụng theo hướng dẫn trong bảng dưới.

    Thời gian bón

    Tỷ lệ  các loại phân chính (%)

    Ghi chú

    N

    P2O5

    K2O

    Phân chuồng

    Bón sau thu hoạch

    20

    100

    20

    100

    Bón sâu cùng phân chuồng bón lót (90kg/cây)

    Bón vụ Xuân, trước và sau lộc xuân xuất hiện

    30

    0

    30

    0

    Cần đảm bảo độ ẩm trước khi bón

    Bón thời kỳ quả lớn (2 - 4 lần)

    50

    0

    50

    0

    Cắt cành vượt, dừng bón trước thu quả 1 – 2 tháng

    +  Phương pháp bón

    * Bón sau thu hoạch: Rạch rãnh xung quanh tán (rộng 30 cm, sâu 20 cm), rắc phân (phân vô cơ và hữu cơ) vào rãnh rồi lấp đất kín. 

    * Bón thúc: bón theo rãnh, rãnh sâu 10 cm, rộng 15 cm, mỗi lần bón phân đều phải kết hợp với làm cỏ, xới xáo gốc, tưới nước và tủ gốc lại gốc cây.

    - Cắt tỉa

    Tiến hành cắt tỉa 3 lần trong năm, vào các đợt sau:

    + Đợt 1: Cắt tỉa sau thu quả. Cắt bỏ tất cả những cành trong tán, cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, một số cành vượt, cành mọc đan xen nhau. Cắt tỉa kết hợp với vệ sinh đồng ruộng, đốt bỏ hết tàn dư sâu bệnh trên vườn.

    + Đợt 2: Cắt vào vụ xuân, thời điểm cây ra hoa đậu quả: cắt bỏ những cành yếu, cành có chùm hoa nhỏ, cành sâu bệnh, cành mọc trong tán.

    + Đợt 3: Cắt tỉa vào vụ hè, giai đoạn quả lớn: Cắt bỏ những cành sâu bệnh, tỉa bỏ quả nhỏ quả dị hình.

    * Phòng trừ sâu, bệnh

    *Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)

    Là loại sâu ưa tán thấp, cây cao khoảng 1,5 m trở xuống. Ban đêm loại bướm này bay ra đẻ trứng vào chồi non lá non.

    Phá hoại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc Xuân.

    Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá, tạo thành các lớp ngoằn nghoèo, lá xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2-10.

    Khi bị sâu vẽ bùa gây hại, cây quang hợp kém, ảnh hưởng đến sức sinh trưởng đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập.

    Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non và hiệu quả nhất (lúc lộc non dài từ 1-2cm).

    Khi chồi non 1 – 2 cm phun lần 1, sau 6, 7 ngày chồi non vẫn phát triển thì phun lần 2.

    Dùng thuốc Polytrin, liều lượng : 25ml/10lít nước hoặc Selecron, Trebon pha nồng độ theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ. Phun ướt hết mặt lá.

    *Rầy chổng cánh (Diaphorina citri)

    Chúng chích hút lá non, đọt non, cành non là môi giới truyền bệnh vân vàng lá. Thời gian xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11.

     Biện pháp phòng trừ: Phun bằng thuốc Trebon 0,2%, Sherpa 0,2% khi xuất hiện hoặc cung tên 100g/16 lít nước …

    - Phòng trừ bệnh:

           + Đối với vết hại cục bộ phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh.

           + Đối với những cây có biểu hiện triệu trứng nhẹ cần phun Aliette nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây, thuốc Aliette có tác dụng lưu dẫn trong nhựa cây để diệt nấm Phytophthora sp

           + Chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng gây úng cục bộ.

    II. Đối với cây ổi xá lỵ không hạt ruột trắng

    + Tiêu chuẩn cây con:Trồng bằng cây ghép mắt hoặc cành chiết, chiều cao cây giống đạt 50 – 70 cm, trồng trong túi bầu Polyme màu đen, cây không bị sâu bệnh hại.

    + Kỹ thuật chăm sóc

    - Tưới nước: Tưới ngay sau khi trồng, phải tưới thường xuyên vào mùa nắng. Tưới nước vào lúc cây đang mang trái giúp gia tăng năng suất và kích thước trái.

    - Che phủ gốc: Hàng năm nên đắp thêm đất hay bùn ao vào gốc ổi. Vào mùa nắng nên phủ cỏ khô hay rơm rạ vào gốc để giữ ẩm.

    - Tỉa cành và xử lý ra hoa ổi

    Tỉa cành: Để tỉa cho bằng nhau giữa các cây ổi, người ta cắm một cây đo làm chuẩn và dùng kéo cắt đọt ngang với chiều cao cây đó.

    Chiều cao cây 3 - 4 năm tuổi cao: 1,5 m; 5 – 6 năm tuổi cao: 1,6 -  1,7 m; 7 – 8 năm tuổi cao: 2 m

    Xử lý ra hoa ổi:

    Trường hợp nhánh ổi chưa ra hoa, dùng kéo bấm bỏ đọt sao cho trên nhánh đó chỉ còn mang ba cặp lá kép.

    Đối với nhánh ổi đã ra hoa, nếu thấy mới chỉ có một cặp hoa (nụ) thì bấm bỏ đọt nhưng chừa phía trên cặp hoa đó một cặp lá để có thể ra thêm một cặp nụ mới từ cặp lá đó.

    Sau khi trên nhánh ổi có đủ hai cặp nụ thì cắt bỏ đọt hết, không chừa cặp lá nào phía trên cặp nụ trên cùng nữa để nhánh ổi có thể tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

    Việc bấm đọt được tiến hành thường xuyên 1-2 tuần/lần.

    - Bón phân

    Cây ổi tăng trưởng nhanh, ra hoa và trái liên tục nên đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Chất đạm và lân cần thiết cho cây phát triển tốt, ra nhánh, ra hoa và trái phát triển. Khi mang trái, cần nhiều Kali để tăng phẩm chất trái.

    Cây ổi sẽ được cung cấp phân liên tục từ khi trồng đến khi cho trái. Lượng phân bón cung cấp sẽ gia tăng dần khi cây lớn.

    Cách bón phân

               Phân được rãi cách gốc 30cm, bón ở ngoài sâu, trong hơi cạn khi vùi phân vào đất.

    Các dạng phân bón và liều lượng (tham khảo)

    Thời gian bón

    Loại phân và liều lượng

    Ghi chú

    NPK

    16-16-8 (g)/cây

    Ure (g)/cây

    K2SO4(g)/cây

    Năm 1-2

    150 - 200

    50 - 100

    50 – 100

    Bón 4-6 lần/năm

    Năm 3

    - Xử lý ra hoa

    - Bón nuôi trái

    200-300

    100-200

    100

    100

    100

     

    - Rải xung quanh gốc

    - Bón định kỳ 15 ngày/lần xen giữa những lần bấm đọt

     

    Hàng năm nên bón thêm phân hữu cơ hoai mục 5 - 10kg/cây. Có thể sử dụng các loại phân chuồng đã được ủ cho hoai mục hoặc dùng các loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh đã qua quá trình chế biến công nghiệp

    * Phòng trừ sâu, bệnh

    * Rầy mềm (Aphis spp.) 

    Rầy đeo bám ở đọt non và mặt dưới lá, chích hút nhựa làm quắn đọt, chồi tăng trưởng kém, tạo điều kiện để nấm bồ hóng phát triển.

    Cách phòng trị: Phun Bassa 50ND, Trebon 10EC, Applaud 10WP, Sevin 85WP nồng độ 0,1-0,2%.

    * Rệp dính, rệp sáp, rệp phấn trắng

    Đeo trên thân, dọc theo gân chính ở mặt d¬ới lá chích hút nhựa làm khô lá, giảm kích thước trái.

    Cách phòng trị: Bi 58 40 EC, Suppracide 40 ND, Confidor 100 SL, Admire 50 EC nồng độ 0,1-0,2%. Nên kết hợp với chất dính ST 0,1%.

    III. Kỹ thuật thu hái

    Đối với quả cam: Tiến hành thu hoặc khi quả chuyển màu vàng. Quả được thu hoạch vào lúc trời khô ráo, không nên thu trái ngay sau mưa hoặc vào những ngày mù sương vì quả dễ bị ẩm thối. Quả thu xong cần để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày kể từ khi thu hoạh sẽ làm giảm giá trị thương phẩm quả. 

    Đối với cây ổi: Thời gian thu hoạch ổi tập trung từ tháng 9 đến Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, có những vườn ổi xử lý ra hoa cho trái liên tục quanh năm. Ổi thường được thu hoạch vào buổi sáng, cắt bằng kéo, trái được bao và còn cuống dính lá ở trên thì khi bán sẽ được giá hơn.

    Lĩnh vực áp dụng:
  • Nông nghiệp và lâm nghiệp
  • Ngành trồng trọt
  • Mức độ phát triển: Thương mại hoá
    Phương thức chuyển giao:
  • Thỏa thuận với khách hàng
  • Từ khóa:
    Quy trình kỹ thuật trồng xen ổi trong vườn cam kỹ thuật trồng ổi xen vườn cam Quy trình kỹ thuật thâm canh cây ăn quả Kỹ thuật trồng cây ăn quả Kỹ thuật trồng trọt Kỹ thuật canh tác
    Bạn có muốn yêu cầu CNTB này không?

    Quay Lại   ||   Sản phẩm cùng loại   ||    Gửi yêu cầu   ||    Thông tin đơn vị   

     Video
    Get the Flash Player to see this player.
    STEM 2016
    mô hình Nông Lâm














    Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
    Số lượt truy cập: 119930349 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
    Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
    Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn