Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát triển thị trường cho nông sản sạch 4:18 CH,24/09/2018

Đó là chủ đề của Diễn đàn chính sách nông nghiệp Việt Nam do Liên minh Nông nghiệp phối hợp với Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2018. Diễn đàn sẽ giúp các nhà hoạch định chính về nông nghiệp có cái nhìn sát hơn với thực tiễn thị trường, với nhu cầu của doanh nghiệp và hiện trạng tổ chức sản xuất của bà con nông dân Việt Nam.


Hiện cả nước có hơn 76.666 ha canh tác hữu cơ; 33/63 tỉnh/thành phố phát triển các mô hình nông nghiệp hữu cơ, trong đó tập trung chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Hà Nam, Quảng Nam, Lâm Đồng… Tuy nhiên, chỉ có 20% nông sản sạch được doanh nghiệp đảm nhận tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, còn lại nông dân tự sản, tự tiêu. Trong khi đó, nhiều người tiêu dùng vẫn chưa biết về nông nghiệp hữu cơ, dẫn tới đầu ra sản phẩm không ổn định. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, có đến 85% nông sản tiêu thụ qua các kênh truyền thống là ngoài chợ, các cửa hàng nhỏ lẻ hay là gánh hàng ven đường; chỉ có 15% còn lại là qua kênh hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.
Để phát triển thị trường cho nông sản sạch, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, UBND các tỉnh, thành phố cả nước cần sớm triển khai Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ để đưa vào thực tiễn địa phương. Các địa phương có thể ban hành thêm các chính sách ưu tiên của tỉnh cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm hữu cơ thì cần định hướng rõ thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, bởi vì mỗi thị trường đều có các yêu cầu về tiêu chuẩn hữu cơ riêng. Bên cạnh đó, các tổ chức chứng nhận cần nâng cao trình độ, hiểu biết trong chứng nhận hữu cơ. Không bao che cho các đơn vị sản xuất chưa đạt chuẩn mà vẫn được chứng nhận, điều này gây méo mó thị trường và mất niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm hữu cơ có chứng nhận.

Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam


Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Vĩnh Phúc: Ứng dụng chế phẩm sinh học BALASA No1 xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà 14/09/2018
Kon Tum: Xây dựng mô hình thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía 14/09/2018
Vĩnh Long: Quy trình bảo quản và chế biến đa dạng sản phẩm từ khoai lang 14/09/2018
Bắc Kạn: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống bố mẹ và chăn nuôi lợn ngoại tập trung 14/09/2018
Quảng Bình: Sản xuất rau hữu cơ và giải pháp sử dụng đạm thực vật thay thế đạm vô cơ trong sản xuất rau 31/08/2018
Cao Bằng: Tập huấn ủ phân hữu cơ vi sinh bằng chế phẩm EMIC 31/08/2018
Vĩnh Phúc: Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng trên địa bàn huyện Sông Lô 31/08/2018
Nhà sáng chế miệt vườn và cây kéo cắt tỉa cành cây đa năng 21/08/2018
Công nghệ nano - giải pháp cho nông nghiệp sạch 16/08/2018
Bắc Kạn: Kiểm tra mô hình trồng bưởi Diễn tại huyện Chợ Mới 15/08/2018
Đồng Nai: 16,5 ha chôm chôm của xã Quang Trung được chứng nhận VietGAP 07/08/2018
Bắc Kạn: Nghiên cứu, phát triển cây rau Bò khai tại xã Ân Tình, huyện Na Rì 07/08/2018
Đồng Tháp: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống phân loại xoài tự động 06/08/2018
Cao Bằng: Ứng dụng các sản phẩm nano kim loại trong quá trình xử lý hạt giống nhằm kích thích tăng trưởng, tăng năng suất thu hoạch cho cây ngô 01/08/2018
Công nghệ nhân giống mới giúp rau quả trở nên “hấp dẫn” hơn với người tiêu dùng 31/07/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 119079183 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn