Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Cần chiến lược trọng tâm về ngành mũi nhọn 10:37 AM,6/23/2017

 “Một đất nước muốn phát triển không thể chỉ dựa vào lợi thế của nhân công giá rẻ mà cần xây dựng chiến lược trọng tâm về những ngành mũi nhọn mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần đầu tư công nghệ để có thể phát triển, cạnh tranh bền vững”.

Đây là phát biểu của Tổng Giám đốc HSBC Phạm Hồng Hải tại hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp mới đây, với mong muốn được gỡ khó để doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việt Nam phải trở thành “bếp ăn của thế giới”

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vắcxin phòng bệnh cho vật nuôi, sản xuất thuốc thú y, thực phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi..., ông Phạm Văn Sơn - ủy viên Ban quản trị Tập đoàn BMG - dẫn một thực tế mà ngành chăn nuôi đang đối mặt, đó là tình trạng mất cân đối cung - cầu. Cụ thể, nhiều hộ chăn nuôi lợn lỗ vốn quá nhiều do không tiêu thụ được sản phẩm, không còn khả năng trả nợ, thậm chí nghĩ đến chuyện tự tử vì cùng đường.

Ngoài việc đề xuất các hỗ trợ giúp nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn, ông Sơn kiến nghị một số giải pháp để tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi trong tương lai: “Chính phủ cần chỉ đạo các cấp, các ngành, Bộ Công Thương, VCCI vào cuộc kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp tìm đầu ra cho các sản phẩm của hộ chăn nuôi, tiến đến xuất khẩu thực phẩm. Đồng thời, cần huy động các doanh nghiệp lớn trong nước thu mua, chế biến các sản phẩm từ thịt, trứng để làm thực phẩm ăn nhanh giống như KFC, dămbông, ruốc, xúcxích... đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới để cùng xây dựng thương hiệu quốc gia về nông nghiệp.

Việt Nam có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, có thể xây dựng thương hiệu quốc gia vì gần 70% dân số làm nông nghiệp. Có thể xây dựng Việt Nam trở thành "bếp ăn của thế giới", điểm đến của khách du lịch quốc tế và hấp dẫn các nhà đầu tư”.

Liên quan đến ý tưởng trở thành “bếp ăn của thế giới”, bà Thái Hương - Chủ tịch Tập đoàn TH - cho rằng Việt Nam phải ban hành ngay các tiêu chuẩn về sản phẩm sữa để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo đạo đức trong kinh doanh, có trách nhiệm với xã hội, trong đó có các tiêu chuẩn về sữa dạng lỏng: “Ở các nước tiên tiến, người ta chỉ dùng sữa bột và sữa tươi, nhưng ở Việt Nam lại lạm dụng sữa tiệt trùng. Tiệt trùng chỉ là biện pháp công nghệ để bảo đảm an toàn thực phẩm, còn sữa lỏng cần được phân loại là sữa hoàn nguyên hay sữa pha lại, sữa hỗn hợp. Bộ Y tế đã lấy ý kiến của rất nhiều doanh nghiệp và cộng đồng, nhưng đến nay vẫn chưa ra được tiêu chuẩn sữa lỏng, không hiểu vướng mắc từ đâu?”.

Bà Hương cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo để ban hành ngay các tiêu chuẩn về sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm sữa, vì nó không chỉ liên quan đến sức khỏe con trẻ mà còn vì sức khỏe của tất cả mọi người.

Bộ KH&CN song hành với doanh nghiệp

Theo ông Phạm Hồng Hải, trước đây Việt Nam được nhìn nhận là một công xưởng gia công với những dự án nhỏ, sử dụng nhân công giá rẻ. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất với các dự án lớn, những hợp đồng hàng tỷ USD, sản xuất hàng hóa có giá trị cao. Làn sóng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, để tận dụng được làn sóng này, không thể chỉ dựa vào thế mạnh nhân công giá rẻ mà phải có chiến lược trọng tâm về những ngành mũi nhọn mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, phải đầu tư công nghệ để phát triển, cạnh tranh bền vững.

“Chính phủ cần có những quyết sách để doanh nghiệp Việt thật sự cải cách, nâng cao giá trị cạnh tranh, đầu tư vào công nghệ để phát triển bền vững, nâng cao kỹ năng quản trị, áp dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), tích cực tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI” - ông Hải nói.

Liên quan đến vấn đề tiêu chuẩn và công nghệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, Bộ KH&CN có 3 mặt trận song hành với doanh nghiệp gồm: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (liên quan đến toàn bộ chất lượng sản phẩm hàng hóa để cạnh tranh); sở hữu trí tuệ và công nghệ.

Bộ trưởng khẳng định tinh thần coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới sáng tạo, nghĩa là Nhà nước, Chính phủ, viện nghiên cứu, trường đại học tập trung kết nối tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động để đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Với tinh thần đó, ngành KH&CN đã chuyển động theo hướng quản lý tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Cụ thể, về thể chế, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa về cơ bản đã đáp ứng được thông lệ quốc tế. Riêng Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) vừa được Quốc hội chính thức thông qua tại kỳ họp thứ ba. “Đây sẽ là hành lang pháp lý để các doanh nghiệp, hiệp hội có thể tiếp nhận, chuyển giao kết quả nghiên cứu công nghệ trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh” - Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.

Nguồn: Báo khoa học và phát triển

Send Print  Back
The news brought
Việt Nam - Isarel ký thỏa thuận hợp tác về khoa học và công nghệ vũ trụ 6/23/2017
Kết nối cung cầu công nghệ Hàn Quốc - Việt Nam 6/23/2017
Pháp – Việt hợp tác tìm giải pháp điều trị hiệu quả bệnh gút 6/23/2017
PGS.TS. Mai Quang Vinh nghiên cứu giải pháp đưa công nghệ cao vào nông nghiệp 6/23/2017
Đánh giá kết quả điều trị của phác đồ tenofovir + lamivudine + efavirenz ở bệnh nhân HIV/AIDS tại Bệnh viện 09 - Hà Nội 6/22/2017
Nghiên cứu về tác động của ánh sáng đối với hành vi chích ở muỗi 6/22/2017
Máy ấp trứng tự động: Sản phẩm hữu hiệu cho người chăn nuôi 6/22/2017
Cậu học sinh 11 tuổi phát minh ba lô chống đạn 6/22/2017
Phát triển khoa học cơ bản trong lĩnh vực Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017 - 2025 6/22/2017
Vật liệu mới chống nứt - vỡ màn hình điện thoại 6/21/2017
Quảng Ninh: Hội thảo giới thiệu công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm cao thực vật và công nghệ tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp 6/21/2017
Vĩnh Phúc: Hội thảo khoa học tư vấn, phản biện quy định hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư đổi mới công nghệ 6/21/2017
Xây dựng Chiến lược phát triển Sở hữu trí tuệ Quốc gia Việt Nam 6/21/2017
Kính áp tròng biến mắt người thành máy quay phim 6/21/2017
EVNHCMC đẩy mạnh tự động hóa hệ thống điện 6/21/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120128117 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn