Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phân lập và tuyển chọn một số dòng nấm có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Corticium salmonicolor gây bệnh trên cây cao su 10:07 AM,6/23/2017

Nghiên cứu do nhóm tác giả Trần Hồng Anh, Võ Đình Quang, Nguyễn Thị Liên thuộc Chi nhánh Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP.Hồ Chí Minh và Lương Thị Thu Hằng thuộc Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Cao su là một trong những cây công nghiệp quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển và tăng diện tích cây cao su đang gặp những khó khăn, trong đó khó nhất là phòng và trị bệnh cho cây. Trong số các bệnh thường gặp thì bệnh nấm hồng do nấm Corticium salmonicolor gây ra là một bệnh phổ biến. Trong nghiên cứu này, từ 20 mẫu đất vườn cao su và đất tự nhiên đã phân lập được 65 chủng nấm mốc và 288 chủng xạ khuẩn. Khả năng đối kháng của 65 chủng nấm mốc đối với sự phát triển của nấm hồng biến động rất lớn theo thời gian, trong đó có 2 chủng PT15G9 và CT14G1 đối kháng 100% với nấm hồng chỉ sau 7 ngày nuôi cấy và chủng PC4G8 đối kháng 76% với nấm hồng sau 28 ngày nuôi cấy. Dựa vào đặc điểm khuẩn lạc trên thạch, quan sát đặc điểm vi học; dựa vào khóa phân loại của Robert A. Samson (1984) và của Bergey (1994) có thể xác định chủng PC4G8 là nấm Aspergillus sp., chủng CT14G1 là nấm trichoderma sp., chủng PC15G9 là xạ khuẩn kibdelosporangium sp. Việc kết hợp cả 3 chủng này là ức chế mạnh nhất sự phát triển của nấm hồng trên đoạn cắt thân cao su.

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam số 2B (Tháng 02/2017)

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu xây dựng hệ thống nhân giống cây cà phê chè (Arabica L.) bằng công nghệ Bioreactor 6/20/2017
Nghiên cứu chọn và nhân giống Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) và Keo tai tượng (A. mangium) phục vụ trồng rừng kinh tế 6/19/2017
Nghiên cứu phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ tại dải ven biển Bắc Trung bộ 6/16/2017
Nghiên cứu phát triển và ứng dụng một số chế phẩm có nguồn gốc sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu theo hướng phát triển bền vững tại Tây Nguyên 6/15/2017
Bình Thuận: Nghiên cứu thành công đề tài ứng dụng các chế độ cạo mủ cao su thích hợp 6/14/2017
Ứng dụng công nghệ nano trong xử lý gỗ 6/14/2017
Bảo tồn hai loài Dầu mít (Dipterocarpus. costatus) và Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) đang bị đe dọa ở Đông Nam Bộ 5/25/2017
Hoàn thiện quy trình công nghệ trồng và chế biến chè Ô long từ các giống chè mới 5/23/2017
Nâng cao năng lực kiểm định và đánh giá sản phẩm đồ gỗ 12/24/2016
Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống bạch đàn năng suất gỗ cao 12/10/2016
Máy gieo hạt và phân bón chuẩn xác bằng thủ công dành cho nữ nông dân 12/9/2016
Kiên Giang: nghiệm thu đề tài Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng 11/30/2016
Phương pháp dùng bản đồ cây che phủ đo lượng sự đa dạng sinh học 11/8/2016
Hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và các cộng đồng tại miền trung 10/24/2016
Chế phẩm sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên 10/18/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120179884 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn