Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cấu trúc sinh khối cây cá thể và quần thể rừng đước tại Cà Mau 3:37 PM,2/17/2016

Đước (Rhizophora apiculta Blume) là loài cây chủ yếu của rừng ngập mặn, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Cà Mau. Vai trò sinh thái môi trường của rừng ngập mặn trong việc hấp thụ CO2 và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được cộng đồng quốc tế và Việt Nam đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây.

Nhằm góp phần vào việc xác định khả năng tích lũy carbon và vai trò sinh thái môi trường của rừng ngập mặn, tác giả Nguyễn Thị Hà (Đại học Lâm nghiệp) và Viên Ngọc Nam (Đại học Nông Lâm TP.HCM) đã tiến hành  nghiên cứu “Cấu trúc sinh khối cây cá thể và quần thể rừng đước tại Cà Mau”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ sinh khối thân khô của cây đước chiếm bình quân là 74,5%, biến động 60,8–93,4% của tổng sinh khối; tỉ lệ sinh khối cành khô là 15,7%, biến động 3,3–26,4%; sinh khối rễ là 7,4%, biến động 74,2–84,2%; sinh khối của cành trung bình chiếm 10,5%, biến động 7,5–12,4%; sinh khối rễ chiếm 5,4%, biến động 4,4–6,4%; sinh khối lá chiếm 4,6%, biến động 3,6–6,1%.

Tổng sinh khối của quần thể trung bình đạt 119,1 tấn/ha, tăng dần từ cỡ kính nhỏ đến cỡ kính lớn (49,6–357,4 tấn/ha). Tổng sinh khối của quần thể ở cấp tuổi I là 86,1 tấn/ha, cấp tuổi II là 162 tấn/ha, cấp tuổi III là 207,7 tấn/ha, cấp tuổi IV là 276,1 tấn/ha, cấp tuổi V là 321,4 tấn/ha và trên cấp tuổi VI là 357,1 tấn/ha. Mật độ cây trong quần thể nhiều không ảnh hưởng lớn đến tổng sinh khối quần thể mà chủ yếu phụ thuộc vào sự bố trí không gian hợp lý trong quần thể. Cấu trúc sinh khối của quần thể đa số là một đỉnh và tương đối chuẩn ở cấp tuổi II, IV, V; ở cấp tuổi IV (rừng 30 năm trở lên) có cấu trúc phân hóa nhiều đỉnh và cấu trúc rừng không bền vững.

Nghiên cứu đã đóng góp một phần đáng kể trong việc cung cấp số liệu về cấu trúc và mô hình ước tính sinh khối của rừng, làm cơ sở khoa học cho việc định giá rừng thông qua giá trị dịch vụ môi trường. Kết quả nghiên cứu còn cung cấp thông tin trong việc tham gia các dự án có liên quan đến giảm phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong tương lai.

Nguồn: Tạp chí NN&PTNT, số 1/2016
Send Print  Back
The news brought
Thương mại hóa giống cây trồng 12/20/2015
Nghiên cứu mới về cây bạch đàn pellita ở Bình Dương 11/9/2015
Các giá trị nổi bật ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long của vùng núi đá vôi Hà Tiên – Kiên Lương tỉnh Kiên Giang 11/9/2015
Phân tích thích nghi đất đai phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất đai huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai 11/9/2015
Sáng kiến quản lý nguồn nước trong canh tác cà phê 7/23/2015
Máy bọc vỏ gỗ 7/21/2015
Xác định Zn và Mn trong chè xanh Thái Nguyên bằng phương pháp F-AAS 2/6/2015
Thiết kế cải tiến và chế tạo thiết bị kiểm định phanh ô tô MB6000 2/6/2015
Kỹ thuật xây dựng vùng giá đất, vùng giá trị đất đai phục vụ định giá đất trên cơ sở dữ liệu địa chính, công nghệ GIS và ảnh viễn thám 2/6/2015
Xây dựng quy trình tái sinh cây tràm ta 1/14/2015
Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 10/14/2014
Đặc điểm lâm học và một số biện pháp phục hồi rừng trên trạng thái Ic tại một số tỉnh miền núi phía Bắc 10/8/2014
Bạch đàn lai UP35 9/18/2014
Nâng cao chất lượng rừng trồng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ 9/10/2014
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp 7/4/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119065030 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn