Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tế bào năng lượng mới khai thác nguồn năng lượng “lam lục” 3:28 PM,12/20/2015

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Concordia, TP Montreal, Canada đã phát hiện ra một loại tế bào năng lượng khai thác nguồn điện được tạo ra trong quá trình quang hợp và hô hấp tự nhiên ở loại tảo lam lục.

Các vi sinh vật, còn được gọi là vi khuẩn lam lục, có thể được tìm thấy tại các vùng miền, trong bất kỳ hệ sinh thái toàn cầu. Cả quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra trong tế bào của sinh vật đều liên quan đến cơ chế chuỗi chuyển điện tử.

“Bằng cách áp dụng cơ chế liên tục đó vào nghiên cứu, chúng tôi đã tạo ra một công nghệ mới và có khả năng nhân rộng, từ đó, hướng đến những cách thức ít tốn kém hơn để sản xuất năng lượng không cacbon”, GS kỹ thuật Muthukumaran Packirisamy thuộc Đại học Concordia cho biết.

Trong một nghiên cứu trước đây, lần đầu tiên tảo được sử dụng ở mặt tiền ốp kính để sản xuất năng lượng và tạo bóng mát cho một tòa nhà ở CHLB Đức, hoặc một phát minh khác có sử sụng năng lượng từ tảo là đèn vi tảo giúp tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí cacbon, tuy nhiên, vi tảo vẫn được coi là nguồn tiềm năng sản xuất dầu diesel sinh học, có thể hoàn toàn thay thế diesel hóa thạch trong tương lai.

Mẫu tế bào năng lượng quang hợp của nhóm các nhà khoa học Concordia hiện vẫn ở quy mô nhỏ, trong đó tảo được đặt vào ngăn cực dương, cùng với cực âm và màng trao đổi proton để tạo nên tổng thể thiết bị. Nguồn tải bên ngoài được nối với thiết bị sẽ tách electron được giải phóng ra bề mặt điện cực.

Theo mô tả, nhóm nghiên cứu đo được điện áp mạch hở đến 993 mvs, trong khi đó, công suất cao nhất là 175 mws đạt được khi nguồn tải ngoài là 850 ohms. Nhóm cho biết vi tế bào năng lượng quang hợp (μPSC) có thể tạo ra mật độ công suất là 36.23 mws/cm2, mật độ điện áp là 80 mvs/cm2, và mật độ dòng điện là 93,38 mas/cm2, xét trong điều kiện thử nghiệm.

GSPackirisamy cho biết, thiết bị này vẫn chưa đạt tới phạm vi đủ lớn để hoạt động trên quy mô thương mại, tuy vậy, ông hy vọng rằng tế bào năng lượng quang hợp sẽ sớm được đưa vào sử dụng để cung cấp điện cho các thiết bị di động và máy tính, và cuối cùng là có thể trở thành nguồn cung cấp năng lượng chính trên toàn cầu.

Báo cáo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Công nghệ.

Nguồn: Tạp chí KH&CN Việt Nam, ngày 10/12/2015.

Send Print  Back
The news brought
Quá trình lượng tử làm tăng đáng kể nguồn năng lượng khai thác từ ánh nắng mặt trời 12/18/2015
Quá trình lượng tử làm tăng đáng kể nguồn năng lượng khai thác từ ánh nắng mặt trời 12/16/2015
Thiết bị đo chất lượng không khí “bỏ túi” 12/11/2015
Nghiên cứu 'nước trong muối' để hạn chế cháy nổ pin Li-Ion 12/11/2015
Nghệ An: nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu tỷ lệ và 1 số yếu tố nguy cơ suy thận mạn tính ở Nghệ An - Đề xuất một số giải pháp dự phòng và nâng cao chất lượng điều trị suy thận mạn tính” 12/11/2015
Đắk Lắk: hội thảo áp dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn ứng phó với hạn hán 12/11/2015
Đà Nẵng: vận hành thí điểm mô hình xử lý nước thải sản xuất tại Công ty TNHH MTV đồ hộp Hạ Long 12/11/2015
Chuyển đổi tảo độc hại nở hoa thành các điện cực pin hiệu suất cao 12/11/2015
Phê duyệt danh mục dự án ứng phó biến đổi khí hậu tại ba địa phương 12/8/2015
Đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế 12/8/2015
Tăng cường kiểm soát các dự án tiêu hao nhiều năng lượng 12/8/2015
Xu hướng công nghiệp hạt nhân tiên tiến 12/8/2015
Việt Nam cần chuẩn bị lực lượng đủ khả năng đảm trách vấn đề nhiên liệu 12/8/2015
Tăng năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu 12/7/2015
Đột phá trong lưu trữ có thể thúc đẩy tiềm năng của nhiệt năng mặt trời 11/23/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119970694 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn