Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phân tử chất béo rất quan trọng với mạch máu 9:26 AM,5/25/2023

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 15 triệu người bị đột quỵ trên toàn cầu. Trong số đó có 13% các trường hợp gặp đột quỵ xuất huyết – một tình trạng xảy ra khi mạch máu bị suy yếu, vỡ và gây chảy máu não. Việc suy giảm tính toàn vẹn và chức năng của mạch máu cũng xuất hiện trong các trường hợp phản ứng dị ứng và sốc nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện có cho những tình trạng bệnh lý này không phải lúc nào cũng hiệu quả để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn và trường hợp tử vong.


Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Trường Y khoa Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore (trường Y khoa NUS) do nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Long dẫn dắt, phối hợp với Đại học Paris Cité và Vườn ươm Lipidomics Singapore (SLING), đã chứng minh rằng S1P – được xuất đi từ tế bào máu và mạch máu – đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn và chức năng của mạch máu 1.


Trước hết, cần hiểu rằng chất béo là các phân tử đa dạng được tìm thấy ở khắp nơi trong cơ thể. Một số phân tử chất béo có lợi, trong khi một số khác lại có hại cho sức khỏe nếu chúng tích tụ trong cơ thể. Và một phân tử chất béo đặc biệt có tên sphingosine 1-phosphate (S1P) – một phân tử truyền tín hiệu mạnh được tìm thấy trong các hạt lipoprotein mật độ cao (HDL) – là một loại chất béo tốt có trong máu. S1P – xuất phát từ các tế bào máu và mạch máu – sẽ đi vào huyết tương thông qua các chất vận chuyển. Lúc này, S1P sẽ liên kết với các thụ thể của nó (ví dụ như thụ thể S1P 1) để điều chỉnh một số quá trình sinh học quan trọng.


Theo đó, nhóm nghiên cứu đã xác định Mfsd2b và Spns2 là hai protein chịu trách nhiệm giải phóng S1P vào tuần hoàn máu trong giai đoạn phát triển đầu đời. Khi những protein này bị loại bỏ để ngăn chặn quá trình giải phóng S1P, phôi sẽ chết non do bị xuất huyết não và xuất huyết cơ thể nghiêm trọng. Điều này phản ánh tầm quan trọng của S1P đối với sự phát triển và duy trì mạng lưới mạch máu trong quá trình phát triển của thai nhi.


Trước đây, trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature, nhóm nghiên cứu đã khám phá ra việc giải phóng S1P từ các tế bào máu đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa sốc phản vệ. Và trong nghiên cứu mới này, nhóm đã tiến thêm một bước khi phát hiện ra: việc giải phóng S1P từ các tế bào của mạng lưới mạch máu cũng rất quan trọng để đối phó với các bệnh về mạch máu. Với kết quả này, nhóm nhiên cứu đã khẳng định được tầm quan trọng của S1P huyết tương đối với sự phát triển và trưởng thành của mạch máu. Cả hai nghiên cứu đều ủng hộ giả thuyết: việc duy trì nồng độ S1P trong máu sẽ có lợi cho việc điều trị các bệnh liên quan đến mạch máu.


“Sức khỏe của mạch máu có vai trò mật thiết đối với sự sống còn của con người. Và nghiên cứu này đã đem lại những manh mối quan trọng giúp chúng ta hiểu được vai trò của S1P trong máu, cũng như cung cấp những cách tiếp cận thú vị để chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh liên quan đến mạch máu và dị ứng nghiêm trọng”, Giáo sư Trợ lý Nguyễn Nam Long, công tác tại Khoa Hóa sinh tại trường Y khoa NUS, giải thích.


Với những kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu đang đang xem xét một vấn đề tiếp theo: làm thế nào để việc đo mức S1P có thể giúp xác định sức khỏe của mạch máu ở những người như bệnh nhân COVID-19, hoặc phát triển phương pháp trị liệu điều chỉnh mức S1P trong máu. Họ tin rằng phát hiện này có thể đóng vai trò then chốt trong việc phát triển một chiến lược trị liệu mới cho các tình trạng dị ứng và các tình trạng liên quan đến mạch máu.

Nguồn: tiasang.com.vn

Send Print  Back
The news brought
Dơi – Chìa khóa ngăn dịch bệnh trong tương lai? 5/25/2023
Triển vọng điều trị bệnh chàm từ nghiên cứu tụ cầu vàng đột biến 5/25/2023
Kết quả thí nghiệm: Kéo dài tuổi thọ thêm 50% nhờ hít vào ít khí oxy hơn 5/25/2023
Vinmec áp dụng công nghệ 3D hỗ trợ can thiệp tim mạch lần đầu tiên ở Đông Nam Á 5/24/2023
Bệnh nhân nhận kết quả X-quang chỉ sau vài giây nhờ AI 5/10/2023
Vi khuẩn ức chế bệnh xơ đen trên mít 5/4/2023
Các nhà khoa học nỗ lực phát triển bộ test nhanh dành cho bệnh sốt xuất huyết 4/28/2023
Mỹ: Phát triển máy in 3D di động để tạo miếng dán vaccine ngừa COVID-19 4/26/2023
Tìm ra cách phục hồi tế bào chống ung thư 4/12/2023
Bên trong viện nghiên cứu tế bào gốc triệu đô 4/4/2023
Đề xuất xây dựng dữ liệu bộ gene người TP HCM 3/21/2023
Tạo ra chuột con từ 2 chuột đực - bước đột phá mới cho điều trị vô sinh ở người 3/15/2023
Sáng tạo công nghệ mới: Tai nghe không dây có thể 'chẩn đoán' bệnh tim 3/15/2023
Nhà khoa học tạo thành công hạt nano dẫn thuốc điều trị ung thư máu 3/14/2023
Hệ thống robot in 3D bên trong cơ thể 3/3/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119941458 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn