Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Công ty Mỹ muốn xây hàng loạt 'trạm xăng' trên vũ trụ 8:59 AM,4/28/2023

Các tấm pin mặt trời mà vệ tinh thường trang bị có thể tạo ra điện cho những thiết bị như camera hay radio, nhưng không thể giúp vệ tinh điều chỉnh vị trí trên quỹ đạo, theo Daniel Faber, nhà đồng sáng lập Orbit Fab vào năm 2018. Để giữ cho vệ tinh bay đúng đường, các chuyên gia phải thường xuyên sử dụng nhiên liệu để điều chỉnh vị trí của chúng. Do đó, tuổi thọ của vệ tinh bị giới hạn bởi lượng nhiên liệu mà chúng mang theo.


Orbit Fab lên kế hoạch phóng những bể lớn lên quỹ đạo, mỗi bể chứa vài tấn nhiên liệu, AFP hôm 27/4 đưa tin. Sau đó, các tàu nhỏ và dễ điều khiển hơn sẽ di chuyển qua lại giữa bể và vệ tinh để tiếp nhiên liệu.


Giống như ôtô, vệ tinh muốn nhận nhiên liệu đẩy bổ sung từ Orbit Fab cần có cổng nhiên liệu tương thích. Faber cho biết, khoảng 200 - 250 vệ tinh đã được thiết kế để sử dụng hệ thống của công ty. Đây là thị trường tiềm năng vì có tới 24.500 vệ tinh được lên kế hoạch phóng trong giai đoạn 2022 - 2031.


Orbit Fab đã phóng một bể chứa lên quỹ đạo và dự định tiến hành các thử nghiệm tiếp nhiên liệu trong thời gian tới. Năm 2019, công ty chứng minh tính khả thi của hệ thống với thử nghiệm chuyển nước trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).


Công ty dự định chỉ phóng vài tàu nhiên liệu lên quỹ đạo địa tĩnh, nơi các vệ tinh chủ yếu bay trên một mặt phẳng duy nhất quanh xích đạo ở độ cao khoảng 36.000 km. Trong khi đó, vệ tinh ở quỹ đạo Trái Đất thấp có nhiều quỹ đạo khác nhau và sẽ cần nhiều tàu nhiên liệu hơn.


Một số lợi ích của việc tiếp nhiên liệu trên quỹ đạo là giúp giảm trọng lượng của vệ tinh khi phóng do giảm nhiên liệu, khiến vệ tinh hữu ích hơn trong dài hạn nhờ kéo dài tuổi thọ.


Ngoài tiếp nhiên liệu, nhiều công ty cũng quan tâm đến những cách khác để bảo dưỡng vệ tinh. Theo Faber, khoảng 130 công ty gần đây đã tham gia vào lĩnh vực này. Ví dụ, phát triển tàu kéo để tiếp cận và sửa chữa vệ tinh gặp sự cố.


Ngoài vệ tinh, Orbit Fab còn hướng đến việc phục vụ các trạm vũ trụ tư nhân. Công ty này cũng quan tâm đến thị trường trên bề mặt và xung quanh Mặt Trăng, không tập trung vào việc khai thác vật liệu mà chú trọng chuyển đổi chúng thành nhiên liệu đẩy và cung cấp cho khách hàng.

Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
Singapore nhân rộng mô hình trồng rau trên sân thượng 4/28/2023
Mô hình ‘nông trại tương lai’ dưới đáy biển 4/28/2023
Lắp ráp tên lửa đưa con người trở lại Mặt Trăng 4/27/2023
Khai mạc triển lãm Tài sản trí tuệ của nữ trí thức Việt 4/25/2023
KHAI MẠC TRIỂN LÃM QUỐC TẾ LẦN THỨ 7 VỀ CÔNG NGHỆ PHÂN TÍCH, THÍ NGHIỆM VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC – ANALYTICAL VIETNAM 2023 4/20/2023
Nhà khoa học trẻ có cơ hội nhận 25.000 USD giải thưởng của APEC 4/20/2023
Sẽ triển khai bộ chỉ số đổi mới sáng tạo trên toàn quốc 2023 4/19/2023
Giới thiệu Triển lãm quốc tế lần thứ 7 về công nghệ thí nghiệm, phân tích, chẩn đoán và công nghệ sinh học (analytica Vietnam 2023) 4/18/2023
Tiến sĩ Việt chế tạo robot in 3D trực tiếp trong cơ thể 4/12/2023
Giải pháp kiến trúc doanh nghiệp và quản lý dự án hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam 4/10/2023
Đại học FPT tổ chức triển lãm thiết kế mỹ thuật số 4/7/2023
Trường công lập đầu tiên ở Sài Gòn dạy học sinh tập gym 4/7/2023
Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ bàn giao về Hà Nội 4/6/2023
Nhà máy thủy điện dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới 4/5/2023
Phòng thí nghiệm sâu 2.500m dưới nước 4/5/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120210486 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn