Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vật liệu siêu dẫn giúp đẩy xe ở tốc độ gần 645 km/h 9:50 AM,4/27/2023

Ý tưởng do nhóm nghiên cứu đề xuất không chỉ hứa hẹn giảm chi phí vận hành của mỗi hệ thống mà còn thay đổi cách lưu trữ và vận chuyển hydro lỏng, được xem như một trong những nguồn năng lượng sạch chủ chốt trong tương lai. Hydro lỏng sẽ được dùng để làm mát đường dẫn làm từ vật liệu siêu dẫn, giảm nhu cầu xây hệ thống đường ống chuyên dụng riêng biệt để làm mát vật liệu tới -253,3 độ C. Các nhà nghiên cứu mô tả đề xuất trên tạp chí APL Energy, Interesting Engineering hôm 25/4 đưa tin.


Gắn vật liệu siêu dẫn vào cơ sở hạ tầng đường cao tốc hiện nay và thêm nam châm vào khung gầm xe giúp loại bỏ nhu cầu làm mát vật liệu siêu dẫn trên phương tiện. Mô hình dựa vào hydro lỏng để làm mát vật liệu siêu dẫn khi di chuyển dọc hệ thống.


Theo nhóm nghiên cứu, phương tiện với khung gầm đã từ hóa tiến vào đường dẫn, lơ lửng và di chuyển ở tốc độ cao tới điểm đến. Sau khi phương tiện rời khỏi đường dẫn, chúng có thể tiếp tục hành trình với motor điện hoặc động cơ đốt trong thông thường. Hệ thống kiểu này có thể khiến giao thông hàng không và vận tải chở hàng trở nên lỗi thời bởi nó cho phép phương tiện cá nhân và thương mại di chuyển với tốc độ lên tới 645 km/h và có tiềm năng tăng gấp đôi, theo Zhifeng Ren, giám đốc Trung tâm Vật liệu siêu dẫn ở Texas.


Hệ thống trên cũng giảm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc điện. Đồng thời, xe hơi hoặc xe tải đặt trong đường dẫn có thể giảm chi phí và khí thải ra môi trường. Các nhà nghiên cứu hy vọng những lợi ích kinh tế và môi trường về dài hạn của hệ thống có thể vượt qua chi phí phát triển ban đầu.

Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
VẬT LIỆU COMPOSITE MỚI GIÚP ĐIỀU CHỈNH NHIỆT ĐỘ TRONG NHÀ 4/17/2023
Nga phát triển vật liệu tàng hình có thể hấp thụ tới 95% sóng radar 4/11/2023
Thuyền điện siêu nhẹ bằng sợi carbon 4/11/2023
Sợi chỉ công nghệ cao có thể sản xuất điện 2/2/2023
Vật liệu biến nước biển thành nước sạch sinh hoạt 2/1/2023
Nhà in 3D bằng vật liệu sinh học đầu tiên trên thế giới 1/10/2023
Vật liệu chịu được ánh sáng tương đương 160 mặt trời 1/9/2023
Công nghệ tái chế dung môi isopropanol đã qua sử dụng trong công nghiệp điện tử 12/8/2022
Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất giấy làm lớp dán mặt ngoài trên lớp vải nhựa (PP/PE) của bao bì xi măng 12/8/2022
Điều chế Hydrogel đa chức năng ứng dụng hỗ trợ điều trị vết thương bệnh lý đái tháo 12/5/2022
Tổng hợp pigment MgCr2O4 kích thước nano ở nhiệt độ thấp bằng phương pháp tạo hợp chất cơ kim trong dung dịch ứng dụng chế tạo sơn 12/5/2022
Chế tạo cánh máy bay bằng in 4D với vật liệu composite 12/1/2022
Tổng hợp một giai đoạn sợi nano carboxyl cellulose từ phụ phẩm đài sen 12/1/2022
ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG XI MĂNG – CỐT LIỆU TẠI PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 11/28/2022
CHẾ TẠO BỀ MẶT SIÊU KỴ NƯỚC TRÊN ĐẾ TÔN 11/28/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119069193 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn