Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát triển mô hình AI hỗ trợ điều trị ung thư da 10:32 AM,10/14/2022

Mô hình trên do các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Helsinki, Trung tâm Nghiên cứu ung thư toàn diện của Bệnh viện Đại học Helsinki (HUS), Đại học Aalto và Đại học Stanford (Mỹ) phối hợp thực hiện.


Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên Nature Communications Journal ngày 12/10, trường Đại học Helsinki cho biết mô hình AI trên giúp chẩn đoán ung thư da bằng xét nghiệm máu, tiên lượng diễn biến bệnh lý và dự đoán khả năng thích ứng của bệnh nhân đối với liệu pháp miễn dịch.


Việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, hay còn gọi là "liệu pháp miễn dịch", đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả trong điều trị bệnh ung thư da. Tuy nhiên, liệu pháp này cho thấy mức độ hiệu quả khác nhau ở các nhóm bệnh nhân khác nhau.


Chuyên gia Jani Huutanen của trường Đại học Helsinki cho biết: “Nghiên cứu trước đây đã không thể cung cấp cho các bác sĩ những công cụ có thể dự đoán bệnh nhân nào sẽ thích hợp với liệu pháp miễn dịch. Trong khi đó, việc sử dụng đúng liệu pháp là vô cùng quan trọng, do điều trị bằng thuốc rất tốn kém và các tác dụng phụ nghiêm trọng tương đối phổ biến".


Sử dụng mô hình AI do các trường đại học Phần Lan phát triển và một mô hình khác do Đại học Stanford phát triển, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu bệnh phẩm từ gần 500 bệnh nhân ung thư da và so sánh chúng với mẫu của khoảng 1.000 người khỏe mạnh. Họ đã tính toán số lượng tế bào miễn dịch có thể nhận biết ung thư da và phát hiện ra rằng tế bào miễn dịch nhận biết ung thư da xuất hiện ở những bệnh nhân bị u ác tính nhiều hơn ở những người khỏe mạnh.


Nhóm nghiên cứu kết luận rằng những bệnh nhân có nhiều tế bào phòng thủ phát hiện ung thư da sẽ phù hợp để điều trị với liệu pháp miễn dịch hơn là những trường hợp thiếu các tế bào này. Giáo sư về huyết học Satu Mustjoki tại trường Đại học Helsinki và Trung tâm Nghiên cứu ung thư toàn diện của HUS cho biết: “Trong tương lai, phát hiện này có thể giúp xác định ung thư da từ mẫu máu". Trong khi đó, chuyên gia Huutanen khẳng định rằng mô hình AI này cũng cho phép tính toán số lượng tế bào phòng thủ phát hiện ung thư với các bệnh khác, như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư máu.

Nguồn: baotintuc.vn

Send Print  Back
The news brought
Sinh viên làm gel lành vết thương từ lá sống đời 10/3/2022
Sử dụng trí tuệ nhân tạo dự báo sự tiến hóa của virus SARS-CoV-2 9/27/2022
Khẩu trang thông minh có thể phát hiện COVID-19, cúm và các bệnh hô hấp khác 9/27/2022
Thuốc trị viêm phổi từ tế bào gốc 9/20/2022
Kính áp tròng “thông minh” giúp chẩn đoán ung thư từ nước mắt 9/9/2022
Giảng viên nghiên cứu gel phục hồi tổn thương da từ lá tre 8/30/2022
Sử dụng AI để tái tạo giọng nói cho bệnh nhân ung thư 8/29/2022
Liệu pháp mới bằng âm nhạc giúp điều trị hội chứng sa sút trí tuệ 8/29/2022
Phát hiện gene quan trọng trong chữa lành tổn thương tim 8/17/2022
Trung Quốc đạt bước đột phá trong điều trị ung thư 8/16/2022
Nuôi cấy thành công phôi chuột nhân tạo bên ngoài tử cung 8/9/2022
Phát triển hydrogel giúp đốt cháy các khối u trong cơ thể 8/5/2022
Miếng dán siêu âm có thể quét nội tạng người 8/2/2022
Nhật Bản phát triển khẩu trang chứa hợp kim đồng phòng chống biến thể Omicron 7/22/2022
Não có thể bật chế độ ‘siêu tiết kiệm pin’ như điện thoại 7/21/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119968106 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn