Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chuyển hóa rác thải trong kinh tế tuần hoàn 4:18 PM,8/15/2022
Hiện nay, trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng chủ yếu là chôn lấp (904 cơ sở) với khoảng 71% tổng khối lượng thu gom, tập trung ở các thành phố lớn [nguồn: Bộ TNMT]. Có thể thấy, chúng ta đang áp dụng công nghệ xử lý rác sơ đẳng, chỉ có một số ít áp dụng phương pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt điện, tuy nhiên chưa đạt hiệu quả, thậm chí còn làm phát sinh thêm ô nhiễm. Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng các biện pháp xử lý rác thải theo phương thức hiện đại phù hợp với điều kiện tự nhiên - xã hội của nước ta là hết sức cần thiết.
 
Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư với định hướng kinh tế nền tảng sinh học trong nền kinh tế tuần hoàn, việc sử dụng tập đoàn vi sinh vật phù hợp với mỗi khu vực cảnh quan sinh thái khác nhau nhằm chuyển hóa được toàn bộ sinh khối từ rác thải thành phân hữu cơ có chất lượng cao để tạo chuỗi sản phẩm an toàn và giảm tác động tiêu cực đến môi trường đang được đặc biệt chú trọng. Hơn 20 năm nghiên cứu từ cơ bản, công nghệ, thử nghiệm quy mô lớn dần cùng các phân tích, đánh giá sâu sắc về bản chất của tập đoàn vi sinh vật bản địa được chứng nhận bởi nhiều bằng độc quyền sở hữu trí tuệ về công nghệ sinh học - môi trường, Viện Công nghệ sinh học (do PGS. Đặng Thị Cẩm Hà là chủ nhiệm) phối hợp cùng với Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Xử lý môi trường Thanh Long thực hiện dự án sản xuất - thử nghiệm cấp Viện Hàn lâm KHCNVN “Hoàn thiện quy trình ủ compost từ rác thải sinh hoạt quy mô nhà máy, tạo phân bón hữu cơ cải tạo đất và nhân giống cây công nghiệp bằng tổ hợp vi sinh vật ưa nhiệt” trong các năm 2020 - 2022.
 
Để phối hợp trong dự án xử lý rác thải, doanh nghiệp đã đầu tư quy trình tự động hóa phân loại rác cũng như tạo kích cỡ rác phù hợp với hoạt động của các nhóm vi sinh vật tham gia phân hủy, chuyển hóa sinh khối khác nhau thành phân hữu cơ tại Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Tánh Linh (huyện Tánh Linh, Bình Thuận) trên diện tích 11,84ha với công suất 50 - 70 tấn rác thải/ngày.
Sau 2 năm thực hiện dự án, các kết quả thu được rất đáng khích lệ. Rác thải được xử lý khá triệt để với các sản phẩm đầu ra: (i) các rác nhựa được phân loại và chuyển sang tái chế (ii) các chất hữu cơ được chuyển hóa thành phân hữu cơ chất lượng cao. Tỷ lệ rác thải đốt và chôn lấp chiếm dưới 10%. 
 
Qua phân tích từ phòng thí nghiệm và thử nghiệm phân hữu cơ chất lượng cao, cho thấy:
  • Về phân hữu cơ chất lượng cao không chứa các nhóm vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh; các chất gây ô nhiễm được giảm tối đa.
  • Kết hợp với sản phẩm chất giữ ẩm sinh học, biochar đã chứng minh hiệu quả rất rõ về sinh trưởng và phát triển của cây keo trồng thẳng trên đất khô cằn. Kết quả phân tích mẫu đất được sử dụng phân hữu cơ từ nhà máy cho thấy đất đã được cải thiện, tăng độ phì, giữ ẩm và kiểm soát được dịch bệnh. 
Hiện nay, với nguồn rác thải của Thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh) và lân cận đã được thu gom, xử lý toàn bộ tạo các sản phẩm có ích cho xã hội và môi trường, gồm hạt nhựa và phân hữu cơ đem lại hiệu ích thiết thực cho Nhà máy. Phân hữu cơ của Nhà máy đang được Tổng công ty Cao su miền Nam sử dụng trong trồng cây cao su.
 
Trước hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại từ triển vọng ứng dụng công nghệ sinh học giải quyết ô nhiễm môi trường, việc phối hợp giữa các nhà khoa học của Viện Hàn lâm và các doanh nghiệp để đưa các kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm gắn với thực tế, phục vụ thực tế là một thành công nhằm minh chứng tính đúng đắn của Đảng, Chính phủ đặt ra trong “Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030”. Đây là yếu tố then chốt để các nhà khoa học và doanh nghiệp đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN  và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,  
 
Kết quả của dự án sẽ là giải pháp cho các nhà quản lý, doanh nghiệp lựa chọn trong vấn đề xử lý rác thải đảm bảo nền kinh tế tuần hoàn bền vững; biến rác thải sinh hoạt thành tài nguyên và là nguyên liệu đầu vào tái tạo sức khỏe cho đất, nước, không khí, giảm đến mức tối đa ô nhiễm môi trường sống cũng như giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết Thỏa thuận Paris của Chính phủ Việt Nam./.

Send Print  Back
The news brought
Hệ thống giám sát dự báo thiên tai 8/11/2022
Chế tạo thiết bị vệ sinh không mùi nhỏ nhất thế giới 8/10/2022
Xử lý rác y tế bằng công nghệ plasma, nhiệt ướt 7/15/2022
Chuyển đổi số 'xanh' cho đô thị thông minh Việt Nam 7/5/2022
Tây Ban Nha xây nhà máy điện sóng đầu tiên 4/27/2022
Hạt Titanium Dioxide (Titan đioxit) quang xúc tác để xử lý nước 4/20/2022
Pin mặt trời lập kỷ lục mới về hiệu suất 4/15/2022
Chế tạo thành công thiết bị lọc loại bỏ 99% CO2 có trong không khí, vận hành bằng hydro sạch 3/21/2022
Dùng trấu và chùm ngây xử lý kháng sinh trong nước thải 2/10/2022
Chế tạo cảm biến đo ô nhiễm trong đất nông nghiệp 2/7/2022
Màng lọc chống nghẽn tắc dùng để thẩm thấu ngược và chống bám bẩn 12/15/2021
Chưng cất màng: Kháng nước & chống bám cặn 12/15/2021
Công nghệ tách màng để cô đặc protein 12/15/2021
Công nghệ thẩm thấu ngược ly tâm hiệu quả về chi phí 12/15/2021
Bộ vi lọc công nghiệp công suất cao tự làm sạch 12/15/2021













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119895494 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn