Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Biến nhện chết thành 'robot xác sống' 9:23 AM,8/3/2022

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Advanced Science, nhóm kỹ sư cho biết họ đã có thể điều khiển chân của một con nhện chết bằng những luồng không khí.

Mọi sự bắt đầu khi một ngày nọ, nhóm nghiên cứu tình cờ bắt gặp một con nhện chết ở khu vực phòng thí nghiệm. Để ý cách con nhện cuộn tròn khi chết, nhóm nghiên cứu phát hiện chân nhện không có cơ bắp như con người, mà thay vào đó dựa vào áp suất thủy lực để di chuyển các chi của chúng.

Nhóm nghiên cứu quyết định xem liệu họ có thể thực sự điều khiển được đôi chân hay không. Cơ chế hoạt động khá đơn giản: cô Faye Yap, kỹ sư cơ khí tại Đại học Rice và là tác giả chính của nghiên cứu, dùng một ống tiêm áp suất thủy lực vào bên trong một con nhện sói đã chết và thêm một ít chất siêu dẻo để giữ nó tại chỗ. Sau đó, cô thêm một lượng nhỏ không khí và chân của con nhện ngay lập tức mở ra.

"Và vậy là bạn đã có công cụ lấy đồ lạ lùng nhất thế giới", trang Daily Beast tường thuật. Theo trang này, các bộ gắp của nhện "xác sống" rất hiệu quả trong việc nhặt đồ: nhện sói được sử dụng trong thí nghiệm có khả năng nâng hơn 130% trọng lượng cơ thể của chính chúng.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng công cụ mới của họ cũng bền bỉ một cách đáng kinh ngạc: một con nhện thậm chí có thể duy trì 1.000 chu kỳ đóng mở trước khi có dấu hiệu hư hao. Tuy nhiên, cô Yap nói rằng cuối cùng họ "có kế hoạch kết hợp các vật liệu phủ polyme mỏng để kéo dài tuổi thọ của bộ gắp đặc biệt này".

Anh Daniel Preston, trợ lý giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Đại học Rice và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói:  "Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ khơi dậy những ý tưởng mới về việc sử dụng vật liệu sinh học một cách bền vững cho các ứng dụng robot".

"Bộ gắp này vốn có khả năng ngụy trang. Chúng tôi hình dung có thể triển khai nó trong điều tra thực địa khoa học. Ví dụ để bắt và thu thập côn trùng nhỏ và các mẫu vật sống khác mà không làm hỏng chúng", cô Yap nói thêm.

                                                                                   Nguồn: tuoitre.vn


Send Print  Back
The news brought
AI Tech Matching kết nối sản phẩm trí tuệ nhân tạo ra thị trường 8/2/2022
Nga chế tạo vũ khí laser làm 'mù' vệ tinh gián điệp 8/2/2022
Trung Quốc phóng module thí nghiệm đầu tiên của trạm vũ trụ Thiên Cung 8/1/2022
Nga xây trạm không gian mới, rời ISS từ năm 2025 8/1/2022
Các nhà khoa học Trung Quốc chế tạo tia laser đuổi chim để bảo vệ sân bay 8/1/2022
Khai mạc triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ quảng cáo Việt Nam 2022 7/28/2022
Nâng cao kỹ năng về công nghệ AI cho sinh viên 7/26/2022
Trung Quốc phóng thành công module thứ 2 của trạm vũ trụ 7/25/2022
Samsung ra mắt bộ nhớ đồ họa DRAM có tốc độ xử lý nhanh nhất thế giới 7/18/2022
Đưa công nghệ của doanh nghiệp khởi nghiệp ra thị trường 7/14/2022
Người Việt Nam đầu tiên thắng giải thưởng nhà khoa học trẻ châu Âu 7/11/2022
FPT triển lãm camera công nghệ tại Nhật Bản 7/1/2022
Ra mắt Làng công nghệ Metaverse đầu tiên tại Việt Nam 6/28/2022
Triển lãm sáng tạo khoa học của sinh viên 6/27/2022
Đèn đường thông minh, logistic xanh là tương lai của smart city ở Việt Nam 6/21/2022













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120201343 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn