Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tìm ra cách giúp cây nông nghiệp chịu được nắng nóng 9:41 AM,7/7/2022

Các nhà khoa học tại các trường đại học của Mỹ bao gồm Yale, California, Berkeley và Duke đã phối hợp cùng Đại học nông nghiệp Tao Chen Huazhong (Trung Quốc) để phát triển một phương pháp giúp thực vật có khả năng chống chịu tốt hơn trước thời tiết nắng nóng.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thời tiết nắng nóng đã khiến axit salicylic (một loại hormone của thực vật) bị suy yếu. Điều này khiến khả năng phòng vệ của chúng mất đi tác dụng trước sự tấn công của côn trùng và mầm bệnh.

Để ngăn chặn sự sụt giảm axit salicylic do nắng nóng, các nhà khoa học đã tiến hành giải trình tự gene của cây trồng ở các nhiệt độ khác nhau nhằm tìm ra loại gene làm suy giảm hormone axit salicylic. Từ đây, họ đã phát hiện CBP60g chính là gene khiến khả năng phòng vệ của cây lương thực bị mất đi.

Nhóm nghiên cứu giải thích: khi CBP60g ngừng hoạt động vì quá nóng, nó sẽ đồng thời khiến việc sản xuất protein (chìa khóa tạo ra nhiều axit salicylic) cũng bị ngừng lại và làm cho sức phòng vệ của cây bị giảm sút.

Chính vì vậy, họ đã phát triển gene CBP60g đột biến có khả năng hoạt động dưới cả thời tiết nắng nóng, nhằm ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh và sâu bọ.

Theo Đài Euronews, các loại cây lương thực như cải dầu và cải xoong đang cho kết quả khả quan khi được thử nghiệm với gene CBP60g đột biến.

"Nếu đột biến gene này giúp các cây trồng lương thực thông thường khác thích ứng được với điều kiện nắng nóng, nó sẽ giúp năng suất cây lương thực vẫn được đảm bảo ổn định", Euronews cho biết thêm.

Tuy nhiên, việc áp dụng gene CBP60g đột biến lên cây lương thực sẽ vẫn cần thời gian đánh giá thêm, bởi nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết được liệu hương vị và độ an toàn có được đảm bảo hay không.

                                                                                     Nguồn: tuoitre.vn

Send Print  Back
The news brought
Các nhà khoa học Việt chế phân bón lá từ men bia cho rau an toàn 6/15/2022
Trung Quốc thử nghiệm nhân hạt giống đã được nhân giống trong không gian 5/26/2022
Trang trại trồng rau dưới đáy biển 5/24/2022
Bảo vệ khoai tây bằng giấy sinh học làm từ thân chuối 5/12/2022
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỂ CHUẨN ĐOÁN, NHÂN GIỐNG SẠCH BỆNH VÀ QUẢN LÝ BỆNH VIRUS HỒ TIÊU 4/20/2022
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẠO VIÊN KHÔNG NHIỆT ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN NPK KẾT HỢP SILICA TỪ TRO TRẤU 4/20/2022
Hạt không thấm nước cho hệ thống canh tác và khử mặn 4/20/2022
Làm tuyết nhân tạo chống hạn hán 3/18/2022
Công nghệ phân tích video và thị giác máy tính để phát hiện bệnh và theo dõi sự tăng trưởng thực vật 12/3/2021
Hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo dây chuyền thiết bị chế biến nấm 11/24/2021
Nghiên cứu chiết tách dầu dừa tinh khiết bằng công nghệ không gia nhiệt 7/22/2021
LG trình làng robot giao hàng thông minh 7/20/2021
Dùng dịch chiết vỏ trái ca cao làm tác nhân khử và ổn định cho quá trình tổng hợp nano đồng 7/6/2021
Việt Nam làm chủ công nghệ chỉnh sửa gene trên đậu tương 3/31/2021
Đan Mạch ra mắt nông trại thẳng đứng rộng 7.000 m2 12/9/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119936403 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn