Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

ADN trong không khí - bằng chứng sống thú vị 9:17 AM,1/10/2022

Các nhà khoa học quốc tế tại Đan Mạch, Anh và Canada hiện đã có thể thu thập và phân tích ADN - phân tử chứa vật liệu di truyền và gene - trích xuất từ không khí.

Kỹ thuật mới mang tính đột phá này được sử dụng để bảo vệ các động vật có nguy cơ tuyệt chủng và hệ sinh thái tự nhiên.

Tất cả các sinh vật sống, bao gồm cả con người, đều "phát tán" vật liệu di truyền ADN vào môi trường khi bài tiết chất thải, chảy máu và rụng da hoặc lông.Hai nhóm nhà khoa học làm việc độc lập - một nhóm ở Đan Mạch và nhóm còn lại ở Anh và Canada - đã kiểm tra xem liệu ADN trong không khí có thể được sử dụng để phát hiện các loài động vật khác nhau hay không. Họ đã thu thập mẫu tại Vườn thú Copenhagen ở Đan Mạch và công viên Sở thú Hamerton ở Anh.Tuy sử dụng các phương pháp khác nhau để lọc ADN từ không khí, nhưng cả hai nhóm đều thành công trong việc xác định các loài động vật sống gần đó, bao gồm bên trong khu chuồng trại của vườn thú và bên ngoài. Công trình nghiên cứu của họ đã được công bố trên tạp chí Current Biology hôm 6-1.Tác giả chính của nghiên cứu tại Anh, cô Elizabeth Clare, một trợ lý giáo sư tại Đại học York ở Canada, cho biết nhóm làm việc tại công viên Sở thú Hamerton đã xác định được ADN của 25 loài động vật khác nhau, bao gồm hổ, vượn cáo và chó dingo.Cô Clare cho biết: "Chúng tôi thậm chí có thể thu thập ADN từ những động vật ở cách xa nơi thử nghiệm hàng trăm mét và thậm chí từ các tòa nhà bên ngoài xây kín mít, mà vẫn không bị giảm đáng kể nồng độ ADN".Nhóm nghiên cứu ở Copenhagen đã phát hiện được 49 loài động vật có xương sống, bao gồm 30 loài động vật có vú.
Cô Kristine Bohmann, phó giáo sư Viện Globe tại Đại học Copenhagen và là tác giả chính của nghiên cứu tại Đan Mạch, giải thích: "Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi thu được kết quả. Chỉ trong 40 mẫu thử nghiệm, chúng tôi đã phát hiện 49 loài bao gồm động vật có vú, chim, lưỡng cư, bò sát và cá. Tại Rainforest House (Vườn bách thú Copenhagen), chúng tôi thậm chí còn phát hiện cá bảy màu trong ao, con lười hai ngón. Khi lấy mẫu không khí chỉ ở một địa điểm ngoài trời, chúng tôi phát hiện nhiều loài động vật khác như đà điểu và tê giác".Nhóm nghiên cứu Đại học Copenhagen đã sử dụng một chiếc quạt để hút không khí từ vườn thú và môi trường xung quanh. Từ đó, họ chiết xuất ra ADN và sao chép trước khi được giải trình tự, để xác định loài động vật.Cả hai nhóm nghiên cứu cũng đã phát hiện sự hiện diện của các loài động vật không sống tại các vườn thú, bao gồm cả loài nhím Á - Âu - đang bị đe dọa ở Anh - được phát hiện từ bên ngoài Vườn thú Hamerton. Trong khi voọc nước và sóc đỏ được phát hiện xung quanh Vườn thú Copenhagen.Các nhà khoa học tin rằng kỹ thuật này có thể giúp họ lập bản đồ các loài và có loại bỏ nhu cầu về sử dụng bẫy.Bản chất không xâm lấn của phương pháp này có giá trị đặc biệt trong việc quan sát các loài dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tuyệt chủng và những loài trong môi trường khó tiếp cận, ví như hang động.Các kỹ thuật liên quan đến ADN này cũng tác động đáng kể trong nghiên cứu khoa học. Các nhà khảo cổ đang sử dụng ADN được tìm thấy trong lớp bụi có ở hang động để tìm hiểu các quần thể người cổ đại.

Theo: tuoitre.vn

Send Print  Back
The news brought
ADN trong không khí - bằng chứng sống thú vị 1/10/2022
Phân tích sức khỏe hệ vi sinh vật dưới da và ruột bằng ứng dụng điện thoại thông minh 12/16/2021
Hệ thống theo dõi stress thời gian thực suốt cả ngày, sử dụng khoa học dữ liệu 12/15/2021
Ba Lan đang phát triển công nghệ mới nhằm thay đổi cuộc sống của người khuyết tật 12/15/2021
Điều trị mỏi mắt ở trẻ em bằng công nghệ thực tế ảo (VR) được FDA chấp thuận 12/15/2021
Hệ thống học máy mới giúp rô bốt hiểu và thực hiện một số tương tác xã hội nhất định 12/15/2021
Một bác sĩ người Nga đã cấy vi chip vào tay để làm cho cuộc sống thuận tiện hơn 12/15/2021
Thiết kế hạt nano mới mở đường cho việc cải thiện khả năng phát hiện khối u 12/8/2021
Công nghệ cảm biến mới nền than chì dùng cho các thiết bị y tế đeo trên cơ thể người 12/8/2021
Vi khuẩn đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển của não 12/8/2021
Máy vệ sinh tai hiện đại nhờ quay lại được những hình ảnh thông minh trong khi đang sử dụng 12/3/2021
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ TRONG PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH XƯƠNG HÀM 12/3/2021
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ NGƯỢC VÀ CÔNG NGHỆ IN 3D TRONG HỖ TRỢ PHẪU THUẬT SỌ MẶT 12/3/2021
Thay đổi bộ gen cùng với các phương pháp điều trị để ngăn ngừa sự tiến triển của các khối u 12/2/2021
Nghiên cứu sản xuất chip sinh học trên nền DNA microarray để chẩn đoán một số bệnh ở người 11/24/2021













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119975983 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn