Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Robot tắc kè đổi màu theo môi trường 6:28 PM,8/12/2021

Lớp da tắc kè nhân tạo bao phủ phần lưng của robot bằng nhựa được phát triển bởi nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Seoul. Để mô phỏng loài vật, robot biết đi cỡ nhỏ dài 38 cm, rộng 15 cm và nặng 0,9 kg.

Robot tắc kè bò qua bề mặt có nhiều sọc màu và họa tiết khác nhau. Robot dùng cảm biến để nghiên cứu màu sắc. Khi di chuyển qua mỗi sọc màu, các đoạn ở lưng robot dần đổi màu tương ứng, chuyển từ màu đỏ cam tới xanh lá cây và xanh dương. Các ứng dụng của công nghệ bao gồm tạo ra màn hình hiển thị linh hoạt đeo trên người, sản xuất xe hơi hoặc xây nhà cửa có thể đổi màu theo mong muốn của người sử dụng.

"Ứng dụng cao cấp nhất là áo tàng hình, thông qua hòa lẫn vào môi trường", kỹ sư cơ khí Seung Hwan Ko ở Đại học Quốc gia Seoul, giải thích. "Đối với quân đội, công nghệ sẽ giúp tạo ra robot do thám thông minh có khả năng che giấu tuyệt vời, khiến quân địch không thể nhận ra. Công nghệ cũng cho phép binh sĩ chủ động ngụy trang. Các loại đồng phục quân sự hiện nay khá "bị động". Chúng có màu sắc hoặc họa tiết cố định và không thể phản ánh sự thay đổi môi trường xung quanh".

Trái lại, lớp ngụy trang mới có thể thay đổi hình dáng để hòa lẫn tốt hơn vào cảnh vật. Trước đây, việc phát triển công nghệ như vậy từ lâu vẫn là thách thức lớn bởi thiết bị ngụy trang nhân tạo cần hiển thị nhiều màu sắc để thay đổi theo yêu cầu và phản ánh tốt những chi tiết của cảnh vật.

Trong nghiên cứu công bố hôm 10/8 trên tạp chí Nature Communications, giáo sư Ko và cộng sự đạt được điều này nhờ sử dụng phương pháp mới kết hợp các lớp tinh thể lỏng sắc tố nhiệt (sự thay đổi màu sắc theo nhiệt độ) với mạng lưới làm nóng bằng dây nano bạc xếp chồng lên nhau. Cảm biến màu sắc và hệ thống phản hồi trên robot phát hiện màu sắc cảnh vật, sau đó chuyển đổi màu sắc ở lớp da tương ứng. "Bạn có thể tưởng tượng một loại vải thay đổi màu sắc và hoa văn theo ý thích của bạn hoặc môi trường", giáo sư Ko mô tả.

Hiện nay, robot tắc kè hơi lớn hơn một chút so với vật thật. Tuy nhiên, khi nghiên cứu ban đầu hoàn thiện, các nhà khoa học hy vọng có thể thu nhỏ thiết kế. Họ cũng đang tìm cách mang tới cho robot khả năng phản ánh đặc điểm bề mặt cảnh nền với độ phân giải lớn hơn.

                                                                                   Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
Nga chế tạo máy bay không người lái để nghiên cứu các khu vực ô nhiễm 8/12/2021
Xem chó robot của quân đội Pháp 'trổ tài' chiến đấu 8/11/2021
Robot vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly, phong tỏa ở Đồng Nai 8/10/2021
Các công ty khởi nghiệp Đức thử sức chế tạo tên lửa đẩy cỡ nhỏ 8/6/2021
Robot chạy bộ 5 km chỉ với một lần sạc 8/4/2021
Máy bay 6 cánh có thể cách mạng hóa ngành hàng không 8/4/2021
Thiết bị dẫn đường cho người khiếm thị 7/31/2021
Xe chạy bằng năng lượng gió, đi xuôi chiều gió nhanh hơn cả gió 7/31/2021
Người cha chế tạo khung xương giúp con trai bị liệt đi lại 7/30/2021
Trung Quốc sản xuất máy bay cạnh tranh với Boeing và Airbus 7/30/2021
Máy ATM gạo thông minh 7/30/2021
Nữ sinh trung học sáng chế máy đo địa chấn chính xác, siêu rẻ 7/26/2021
Nga ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình Su-75 7/22/2021
Đội quân robot hỗ trợ Thế vận hội Tokyo 7/22/2021
Nghiên cứu của trường đại học Illinois Chicago (UIC) mở đường cho thiết bị sàng lọc vật liệu tinh thể thế hệ mới 7/22/2021













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120132070 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn