Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tăng năng suất lúa nhờ công nghệ quản lý nước mặt ruộng 2:59 PM,11/12/2020

Thử nghiệm áp dụng công nghệ quản lý nước trên quy mô 50 ha, sau 6 vụ, năng suất cây lúa tăng 6% , tiết kiệm 50% lượng nước.

Những công nghệ này gồm quản lý nước mặt ruộng, các thiết bị quan trắc mực nước trên kênh và chống thất thoát nước mặt ruộng, hệ thống máy đo tự động khí tượng và lượng phát thải khí nhà kính. Sau 3 năm triển khai nghiên cứu và áp dụng mô hình thực tế, TS Lê Xuân Quang và cộng sự Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường phát triển và ứng dụng các công nghệ Nhật Bản trong hệ thống thủy lợi nội đồng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nước và năng suất lúa vùng Đồng bằng sông Hồng. Nhiệm vụ được thực hiện trong Chương trình Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì.

TS Quang cho biết, tại Việt Nam, việc quản lý nước mặt ruộng mới chỉ dừng lại việc điều chỉnh hệ thông kênh mương nội đồng, cung cấp quy trình tưới tiêu nước tại đồng ruộng. Những giải pháp khác mới được áp dụng tại một số vùng, chưa đồng bộ. Các công nghệ mới không chỉ giúp kiểm soát và tiết kiệm nguồn nước hiệu quả, giảm phát thải khí nhà kính, mà còn tăng thu nhập cho nông dân.

Sau nhiều chuyến thực địa khảo sát, nhóm đã ứng dụng các công nghệ mới cho hệ thống thủy nông nội đồng rộng 50 ha tại xã Phú Thịnh (tỉnh Hưng Yên). Mô hình 50 ha tại tỉnh Hưng Yên được xây dựng 11 cống điều tiết và cống lấy nước vận hành tưới-tiêu trên hệ thống, xây dựng một số tuyến kênh nội đồng.

Theo Thạc sĩ Trần Hưng, thành viên nhóm nghiên cứu, để áp dụng được những công nghệ này vào quá trình canh tác nông nghiệp trong nước, yếu tố tiên quyết được đặt ra là điều kiện đất đai tại khu ruộng đó. Khu vực này phải có địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước tưới chủ động, kênh tưới và tiêu thuận tiện cho điều tiết nước mặt ruộng.

Quy trình kỹ thuật tưới tiết kiệm nước được bắt đầu bằng việc lắp đặt ống dẫn vào trong ô ruộng và quan sát mực nước trong ống tại các ô ruộng. Thời điểm để khô ruộng, giữ lượng nước nhất định trên mặt ruộng tùy thuộc vào mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Ngoài áp dụng các công nghệ mới, nhóm dựa vào điều kiện mặt ruộng của Đồng bằng sông Hồng để nghiên cứu chế độ bón phân, mật độ cấy và hiệu quả sử dụng phân, bổ sung silic. Sau 6 vụ mùa, mô hình giúp giảm thiểu chi phí cho sản xuất nông nghiệp, năng suất cây lúa tăng 6%.

Cụ thể, ở vụ Xuân mật độ 18-20 khóm/m2, vụ mùa 20-24 khóm/m2 kết hợp với bón bổ sung phân silic cho năng suất cao đạt 7,29 tấn/ha vụ mùa 2016 và 7,11 tấn/ha vụ xuân 2016, cao hơn công thức bón phân truyền thống với mật độ cấy 36 khóm/m2. Tỷ lệ hạt chắc cao, cây khỏe chống chọi sâu bệnh tốt.

So với phương pháp quản lý truyền thống, công nghệ thủy nông nội đồng tiết kiệm được từ 40-50% lượng nước tưới (3.100 - 3.900 m3/ha vụ Xuân và 2500 - 3400 m3/ha vụ mùa).

"Như vậy toàn bộ vùng Đồng bằng sông Hồng nếu triển khai mô hình này có thể tiết kiệm hơn 3,8 tỉ m3. Với giá nước phục vụ bơm tưới mặt ruộng khoảng 1.399 đồng/m3, lượng nước tiết kiệm được khoảng 5,4 tỷ đồng mỗi năm", PGS Quang nói.

Vì quản lý lượng nước tưới tiêu hiệu quả, hạn chế lượng điện năng tiêu thụ, nên mô hình giúp giảm 25%- 40% lượng phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, chỉ số CH4 và N20 được đo và theo dõi trong 6 vụ mùa. Các công nghệ trong nước trước đó chỉ cho thấy lượng CO2 thải ra trên mỗi ha đồng ruộng, chưa có công nghệ theo dõi CH4 và N2O.

Quy trình tưới tiết kiệm nước cho lúa của nhóm đã được Tổng cục Thủy lợi ban hành áp dụng từ năm 2018. Ngoài ra, quy trình này được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Bằng độc quyền sử hữu trí tuệ tháng 5/2020.

Nguồn: Báo VnExpress, ngày 11/11/2020.

Send Print  Back
The news brought
Loại đất mới có thể tự "tưới nước cho cây trồng 11/6/2020
Sản xuất vaccine vô hoạt nhũ dầu phòng cúm chủng mới A/H5N1 10/27/2020
Làm chủ công nghệ kit phát hiện virus dịch tả lợn châu Phi 10/13/2020
Trồng lúa không dùng phân hóa học 10/12/2020
Hệ thống tưới thông minh ‘19 in 1’ 10/6/2020
Nguồn gene cực quý từ cây lúa ma 9/25/2020
Hỗ trợ 80.000 nông dân ứng phó Covid-19 và hạn mặn 9/25/2020
Chế phẩm sinh học phân hủy nhựa cây 9/25/2020
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản thực phẩm qua Hội nghị giao thương trực tuyến 9/23/2020
Xe phun thuốc trừ sâu tự hành cho ruộng lúa 9/23/2020
Công nghệ khai thác ảnh vệ tinh: Mô hình dự báo năng suất cây ngô 9/14/2020
Xây dựng thương hiệu nông sản Việt từ truy xuất nguồn gốc 9/8/2020
Thiết bị chiếu xạ tạo giống đột biến: Thành công từ ý tưởng “xanh” 8/24/2020
Xây dựng thành công quy trình công nghệ trồng Sâm Bố Chính hữu cơ 8/11/2020
Phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo hướng hội nhập quốc tế 8/6/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119068410 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn