Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Quy trình nuôi sinh khối luân trùng nước mặn phục vụ thủy sản 4:28 PM,10/13/2020

Sử dụng bể nuôi phù hợp với điều kiện tại Cần Giờ, giúp chủ động cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên cho các trại sản xuất giống thủy sản, tránh phụ thuộc mùa vụ và vùng nuôi.

-          Tình hình sản xuất và tiêu thụ

Luân trùng Brachionus plicatils là một trong những loại thức ăn tươi sống được sử dụng phổ biến cho ương nuôi ấu trùng tôm cá nhờ khả năng sinh trưởng nhanh, kích thước nhỏ, lơ lửng trong nước giúp ấu trùng tôm cá dễ bắt mồi,…Ngoài ra, luân trùng còn có thành phần axit béo không no có chứa EPA, DHA, là axit béo thiết yếu, có tác động đến tỷ lệ sống và sự phát triển của cá biển. Vì vậy, luân trùng đã trở thành nguồn thức ăn tươi sống không thể thiếu trong sản xuất giống của nhiều loài giáp xác và cá biển.

Kỹ thuật nuôi luân trùng đã được nghiên cứu với nhiều hình thức nuôi đa dạng, từ nuôi nước tĩnh đến nước chảy, nước tuần hoàn với thức ăn phong phú, tùy theo điều kiện của từng nơi như tảo (tươi, khô, đông lạnh, cô đặc), men bánh mì hoặc thức ăn nhân tạo. Tảo là thức ăn phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao đối với luân trùng, trong đó, tảo Nannochloropsis oculata được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống nuôi luân trùng nhờ tốc độ sinh trưởng nhanh, thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, nếu cho luân trùng ăn hoàn toàn bằng tảo thì chi phí cao. Ngược lại, sử dụng men bánh mì để nuôi luân trùng sẽ hạ giá thành, nhưng nhược điểm rất lớn là giá trị dinh dưỡng của luân trùng kém, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho ấu trùng tôm, cá biển và làm suy giảm chất lượng nước nuôi rất nhanh.

Cần Giờ có diện tích nuôi thủy sản nước lợ, mặn lớn, nên nhu cầu sử dụng luân trùng làm thức ăn cho sản xuất giống thủy sản khá cao. Tuy nhiên, hiện nay các khu vực nuôi luân trùng phân bố xa huyện Cần Giờ nên việc cung cấp tại chỗ cho người sản xuất thủy sản gặp nhiều khó khăn. Quy trình nuôi luân trùng phù hợp với điều kiện Cần Giờ giúp chủ động cung cấp luân trùng cho các trại sản xuất giống thủy sản. Bên cạnh đó, việc nhân nuôi sinh khối tảo Nannochloropsis oculata để làm thức ăn cho luân trùng giúp nâng cao năng suất và hiệu quả nuôi.

-          Ưu điểm của công nghệ, hiệu quả kinh tế

Luân trùng Branchionus plicatilis trong quy trình được cho ăn 4 loại thức ăn khác nhau là tảo Nannochloropsis oculata, cám gạo ủ men EM gốc, men bánh mì, tảo Nannochloropsis oculata kết hợp men bánh mì. Trong đó, luân trùng được cho ăn tảo kết hợp với men bánh mì đạt năng suất cao nhất (230 ct/ml/ngày) và mật độ cực đại cao nhất (2.770 ct/ml). Mật độ luân trùng được duy trì trong suốt vụ nuôi đủ để cung cấp cho các loài ấu trùng thủy sản.

Chi phí sản xuất luân trùng là 301,4 nghìn đồng/lít (thức ăn tảo kết hợp với men bánh mì). Tùy theo điều kiện của người nuôi, có thể chỉ sử dụng men bánh mì làm thức ăn cho luân trùng để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất (202,6 nghìn đồng/lít).

Với ương nuôi giống thủy sản, khâu quan trọng nhất là thức ăn, trong đó, luân trùng là thức ăn phù hợp nhất cho giai đoạn cá bột. Hiện nay, tại Cần Giờ chưa có nơi sản xuất thương mại luân trùng để cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống thủy sản. Mô hình nuôi luân trùng với năng suất cao sẽ giúp chủ động nguồn thức ăn tươi sống tại chỗ, giảm chí phí vận chuyển và tăng tỷ lệ sống của luân trùng (so với mua từ các nơi khác như Vũng Tàu, Ninh Thuận) lên đến 15-20%, mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Nguồn: Vụ Khoa học công nghệ - Bộ Công thương, ngày 7/10/2020.

Send Print  Back
The news brought
Công nghệ nuôi tôm hùm thương phẩm trong bể 10/2/2020
Sản xuất protease và amylase từ vi khuẩn 9/8/2020
Thủy phân phụ phẩm cá tra làm phân bón hữu cơ 9/8/2020
Hệ thống cho cá ăn tự động với nhiều tính năng ưu việt 9/8/2020
Vi khuẩn tía quang hợp làm thức ăn cho thủy sản 8/19/2020
Sản xuất thành công giống hải sâm vú trắng quý hiếm trên thế giới 6/18/2020
Bayer tăng cường giải pháp hỗ trợ ngành thủy sản 6/16/2020
Triển vọng nuôi tôm ở vùng U Minh Thượng 6/11/2020
San hô nhân tạo có khả năng nuôi tảo cộng sinh tốt hơn san hô thật 4/22/2020
Các nhà khoa học phát hiện ra một tế bào miễn dịch "có thể điều trị mọi loại ung thư" 2/17/2020
Quả bóng tròn xoe này là một loại tảo, và là một trong những tạo vật đặc biệt bậc nhất mà giới khoa học từng phát hiện ra 2/17/2020
Khai thác và phát triển nguồn gen cá Dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), cá Vẫu (Caranx ignobilis Forsskal, 1775), cá Căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775) 1/8/2020
Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) bố mẹ 1/8/2020
Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Giò (Rachycentron canadum) 1/8/2020
Đánh giá tác động di truyền của việc di nhập cá trê phi và nghề nuôi cá trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) đến nguồn gien cá trê vàng (C. macrocephalus) bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long 1/8/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119982475 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn