Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thiết bị cảnh báo ô nhiễm không khí nhỏ như bao diêm 4:41 PM,8/24/2020

Thiết bị do kỹ sư người Việt thiết kế, được lắp cảm biến có thể đo và cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí trong nhà theo từng không gian riêng.

Máy đo chất lượng không khí (SmartAir) có thể nhận biết và cảnh báo chỉ số ô nhiễm bụi mịn và các chất độc hại, là sáng chế của anh Đinh Quốc Trí (37 tuổi), kỹ sư điện tử ở Hà Nội. SmartAir được thiết kế gồm các cảm biến đo nồng độ bụi mịn PM2.5, PM1, PM10. Hai cảm biến khác đo nồng độ các khí TVOC và các khí HCHO.

Dựa theo các chỉ số đo được, máy sẽ đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm trong không khí, hiển thị thanh trạng thái thông báo tình trạng của không khí theo màu sắc có thể quan sát được từ xa. Có 6 mức độ với 6 màu sắc khác nhau hiển thị trên máy sẽ ứng với từng khoảng giá trị chỉ số chất lượng không khí (AQI).

Anh Trí cùng với cộng sự bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm từ giữa năm 2019 với suy nghĩ ban đầu chỉ tập trung xác định chỉ số bụi mịn trong không khí. Khi triển khai, nhóm nghiên cứu đã tích hợp để có thể đo các khí độc khác như TVOC, HCHO vốn sản sinh từ các sản phẩm đồ gỗ, vật liệu xây dựng, sơn tường...

Theo anh Trí, TVOC có nguồn gốc benzen và HCHO có nguồn gốc Folmandehyde, đều là hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại dễ bay trong không khí, mắt thường không nhìn thấy. "Nếu tiếp xúc lâu với các chất này có thể gây tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp... Nguy hiểm hơn có thể gây ung thư", anh Trí nói.

Kỹ sư Trí cho biết, các ứng dụng kiểm tra mức độ ô nhiễm không khí hiện có trên các kho ứng dụng có thể cập nhật ở điện thoại smartphone, hay dự báo thời tiết, chỉ là ứng dụng thông báo mức độ ô nhiễm. Đây là thông số chung cho một vùng ở một điểm đo cố định. Giá trị đo từ các điểm đo sẽ được báo theo một khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt, giá trị đo là chỉ số ngoài trời nên không thể tham chiếu cho không khí trong từng nhà, từng phòng được.

Tính ưu việt của thiết bị này chính là việc có thể dùng cho cá nhân hoặc hộ gia đình. Người dùng có thể chủ động theo dõi chất lượng không khí ở không gian mong muốn vào bất cứ thời điểm nào: trong phòng khách, phòng ngủ, bàn làm việc, ô tô.

"Mỗi nhà, tùy cách bố trí không gian, cửa chính, cửa sổ, có các nguồn ô nhiễm ẩn khác nhau sẽ có mức độ ô nhiễm khác nhau. Thậm chí trong cùng một nhà độ ô nhiễm của từng phòng là khác nhau, của từng tầng cũng khác nhau và mỗi giờ cũng có thể thay đổi", anh Trí nói.

Thử nghiệm máy đo trong ô tô vào những ngày nắng nóng cho thấy nồng độ TVOC và HCHO (thôi ra từ các vật liệu nội thất trong xe như da, nhựa, nỉ, sơn, khí điều hòa...) có khi lên tới 8000ppb - mức tím, ngưỡng rất nguy hại tới sức khỏe. "Nếu không biết thì chúng ta đang thở trong bầu không khí vô cùng độc hại", KS Trí lưu ý.

Hiện trên thị trường có một số sản phẩm cảnh báo chất lượng không khí của Mỹ hay Đức dao động từ 3 - 3,5 triệu đồng/chiếc. Với sản phẩm SmartAir nhóm nghiên cứu dự tính khoảng từ 1 - 1,5 triệu đồng/chiếc. "Thị trường cũng có những chiếc máy của Trung Quốc giá tương đương, có thể rẻ hơn, nhưng công nghệ cảm biến sử dụng lại không đảm bảo chất lượng, các chỉ số đo ra thường không chính xác, chênh lệch so với cảm biến tốt", anh Trí nói.

Hiện máy đo chất lượng không khí SmartAir đã được gửi đăng ký nhãn hiệu. Anh Trí và các cộng sự đang hoàn thiện các công việc để có thể sản xuất đại trà sản phẩm trong thời gian sớm nhất. Sau thành công này, tác giả cũng ấp ủ ý tưởng chế tạo máy lọc không khí.

Nguồn: VnExpress, ngày 22/8/2020.


Send Print  Back
The news brought
Sử dụng không khí để khuếch đại ánh sáng 8/19/2020
Thế giới sắp có nguồn nước sạch vô tận nhờ công nghệ lọc mới 8/19/2020
Sản xuất chất keo tụ và bột màu từ bùn đỏ 8/11/2020
Công nghệ viễn thám giám sát châu chấu xâm nhập 8/4/2020
Mô hình thu trữ nước sinh hoạt 8/4/2020
Lượng khí thải mêtan toàn cầu tăng vọt lên mức kỷ lục 7/30/2020
Công nghệ xử lý rác thải tối ưu 7/27/2020
Sản xuất diesel sinh học từ pin lithium ion và dầu thực vật thải 7/23/2020
Nước đun sôi không sạch như khi phơi dưới nắng 7/21/2020
Loại bỏ asen không cần hoá chất 7/6/2020
Website cho những người Hà Nội muốn thể hiện cam kết chung tay vì môi trường 7/6/2020
Cần quy định chặt chẽ khí thải 6/18/2020
Tăng lượng thuốc BVTV sinh học sử dụng lên 20% vào năm 2025 6/18/2020
Ra mắt 2 bộ sách về môi trường dành cho thiếu nhi 6/16/2020
Công nghệ mới giúp loại bỏ chất độc hại trong nước 6/10/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119953288 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn