Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Xử lý chất thải chăn nuôi: Tác động kép của vi sinh vật bản địa 4:43 PM,8/4/2020

Nhờ sử dụng chế phẩm men vi sinh ủ với thức ăn và xử lý chất thải nên người dân tại hợp tác xã Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội) dù có nuôi tới cả nghìn con lợn hay hàng chục nghìn con gà vẫn không hề xuất hiện mùi hôi thường thấy.

Sản phẩm này giúp cho họ hoàn toàn không cần sử dụng đến thuốc hóa học, đảm bảo quy trình nuôi, trồng sạch cung cấp cho người tiêu dùng.

Là hợp tác xã gần trung tâm Hà Nội và góp phần cung cấp thực phẩm cho thủ đô, lúc cao điểm HTX Tiên Dương có thể nuôi khoảng hơn 1000 con lợn và 65ha diện tích trồng rau. Hằng ngày, các hộ nông dân ở HTX Tiên Dương thường phải đối mặt với mùi hôi đặc trưng từ chất thải của gia súc, rau củ quả phế phẩm chất đống. Phân của vật nuôi chứa nhiều chất chứa nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, Asen, Niken (kim loại nặng)… và các vi sinh vật gây hại khác không chỉ gây ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm đất, làm rối loạn độ phì đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm.

Để giải quyết bài toán này, chế phẩm vi sinh vật hữu ích (chế phẩm EM) đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong xử lý các chất thải nhưng do trong chế phẩm vi sinh hữu ích gốc có mật độ vi sinh vật lớn và các chủng vi sinh vật được phối trộn từ chủng thuần, nên thường xảy ra cạnh tranh. Một số loài vi sinh vật tạp nhiễm sản sinh ra chất độc tiêu diệt vi sinh vật hữu ích khiến chế phẩm trở nên mất tác dụng, thậm chí gây độc.

Để tạo ra chế phẩm vi sinh, chị Phạm Thị Lý và cộng sự xay mịn chuối chín rồi lần lượt bổ sung rỉ đường, cám gạo, tinh bột, dịch chiết nấm men vào dịch nền pha môi trường, khuấy trộn đều với 10% vi sinh gốc trong 1 giờ ở điều kiện yếm khí. Với hỗn hợp thu được, tiếp tục cho bột cây xuyến chi và bột cây đỗ tương và phần chế phẩm vi sinh gốc còn lại đã được hấp phụ lên than hoạt tính vào rồi ủ trong điều kiện yếm khí nhiệt độ từ 20 đến 25°C từ 5 đến 7 ngày. Trước khi thu hoạch chế phẩm, trộn đều vào hỗn hợp lá xả xay nhuyễn rồi tiếp tục ủ trong 1 ngày.

Chế phẩm thu được ở dạng lỏng, đậm đặc, có màu nâu vàng, màu trắng sám với mùi thơm dễ chịu đặc trưng của nguyên liệu, nếm có vị chua ngọt, độ pH nhỏ hơn 4,5 được Công bố hợp chuẩn VN 6168- 2002 vào tháng 2/2017 và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền sáng chế số 1-0019371 ngày 25/7/2018.

“Chế phẩm vi sinh của chúng tôi có thể sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như trộn vào thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, ủ vào chất thải để rút ngắn thời gian hoai mục, pha trộn với nước ao, hồ nuôi tôm, cá để giảm ô nhiễm nguồn nước, bón tưới cho cây để diệt trừ bệnh hại” – chị Phạm Thị Lý hào hứng nói.

Thực tế, hiện nay bà con Hợp tác xã Tiên Dương đang thực hiện ủ trộn cám ngô, cám gạo, đậu tương với men vi sinh trước khi cho gia súc, gia cầm ăn. Với mỗi kilogram cám, bà con có thể tiết kiệm từ 7.000 - 8.000 đồng nhờ tác động của men vi sinh thúc đẩy quá trình phân hủy protein trong thức ăn, giúp vật nuôi hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn. Vì thế, cứ sử dụng 25 kg cám, các hộ chăn nuôi sẽ giảm được 20.000 - 25.000 đồng, tương đương giảm được 300.000 - 350.000 đồng/đầu lợn. Việc này giúp lợn chất lượng thịt ngon hơn, chất thải không có nhiều protein nên giảm được 70-80% mùi hôi, phân hủy nhanh, chỉ từ 15-30 ngày thay vì ba tháng so với phương pháp ủ truyền thống.

Chị Phạm Thị Lý nói: “Nhờ men vi sinh mà tất cả trở thành một vòng tuần hoàn chặt chẽ, cây cối vật nuôi phát triển tốt mà không cần phải có sự tham gia của bất kỳ chất hóa học nào. Bà con nông dân không chỉ ở Tiên Dương mà còn ở nhiều hợp tác xã khác sẽ lấy lại được vị thế của mình với một nền nông nghiệp sạch và minh bạch”.

Hiện Hợp tác xã Tiên Dương phân phối chế phẩm vi sinh gốc với giá 150.000 đồng/lít. Từ chế phẩm này, bà con sẽ được hướng dẫn quy trình làm chế phẩm vi sinh bằng cách tạo ra 150-200 lít thành phẩm.

Nguồn: Bài viết hợp tác giữa KH&PT và Cục SHTT, ngày 4/8/2020.

Send Print  Back
The news brought
Trồng nấm chân dài từ phế phẩm nông nghiệp 7/23/2020
Phương pháp sinh học xử lý quả cà phê tươi 7/23/2020
Chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu 7/14/2020
Nông dân Hà Tĩnh tưới cây... bằng smartphone! 7/10/2020
Góp phần phát triển sản xuất bền vững của Cà Mau bằng kỹ thuật hạt nhân 7/8/2020
Ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng 7/8/2020
Xu hướng phát triển KHCN trên thế giới và trong nước phục vụ phát triển nông nghiệp 6/23/2020
Phục hồi diện tích cây ăn quả sau hạn hán, xâm nhập mặn 6/18/2020
Vườn chuối tiêu hồng thu tiền tỷ trên vùng đất lửa Đăk Tô 6/18/2020
Lợn sống nhập từ Thái Lan tuyệt đối an toàn dịch bệnh 6/17/2020
Phát triển hàng hóa chủ lực: Điểm sáng từ địa phương 6/17/2020
Que thử phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu trong 5 phút 6/12/2020
ĐBSCL: Gia tăng diện tích lúa hay giữ “túi chứa nước” 6/11/2020
Phước Hậu: Nâng cao giá trị kinh tế nhờ chuyển đổi cây táo trên đất lúa 6/10/2020
Nắm bắt công nghệ 4.0 6/1/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119038302 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn