Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tìm “thuốc” trị bệnh game online trong giới trẻ 3:39 PM,6/18/2020

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có tới hàng trăm bệnh nhân tới viện để khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, rối loạn mà nguyên nhân là do nghiện game.
Sáng 16-6, tại Trường THPT Thành Nhân (quận Gò Vấp) đã diễn ra tọa đàm “Nghiện game online – Hậu quả khôn lường”. Tọa đàm do Báo Tiền phong phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tổ chức.

Tại buổi tọa đàm, thầy Nguyễn Đình Độ, Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân cho biết, game online đã và đang trở thành vấn nạn không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới.

Kết quả một cuộc khảo sát nhanh đối với học sinh 3 khối 10, 11 và 12, đại diện Trường THPT Thành Nhân cho biết, có đến hơn 80% học sinh từng chơi game online, trong đó tất cả các em đều khẳng định “chơi game vì rất vui”.

Theo ThS Bùi Quang Trung, Trưởng phòng truyền thông và marketing, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, học sinh đang ở trong độ tuổi “vàng” hình thành nhân cách. Hiện nay, hầu hết các em đều được gia đình trang bị điện thoại thông minh để hỗ trợ việc học. Song, đây cũng là cơ hội cho học sinh cài đặt các phần mềm game trực tuyến.

Trong xu thế bùng nổ mạng internet toàn cầu, các trò chơi trên mạng (còn gọi là game online) phát triển với tốc độ chóng mặt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người chơi. Nhiều bạn trẻ không ăn, không ngủ để chơi game khiến cho cuộc sống trong game và đời thường lẫn lộn, dẫn đến các hành vi lệch lạc, phát triển không bình thường về mặt xã hội, thậm chí hình thành ý tưởng và hành vi bạo lực như tự sát, cuồng bạo giết người, cướp của…

Theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, mỗi ngày có tới hàng trăm bệnh nhân tới viện để khám và điều trị các bệnh lý liên quan tới sức khỏe tâm thần, từ mất ngủ, rối loạn trí nhớ, tâm thần phân liệt cho tới trầm cảm, rối loạn mà nguyên nhân là do nghiện game.

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện game online vào danh sách bệnh lý về tâm thần và thuộc nhóm những rối loạn do hành vi có tính nghiện ngập cần được giám sát.

Theo các chuyên gia giáo dục, nguyên nhân của vấn nạn này không hoàn toàn thuộc về lỗi của người chơi hay các trò chơi mà có trách nhiệm của người lớn, ở đây là cha mẹ và gia đình do nuông chiều, thiếu quan tâm và không sát sao tới con cái. Ngoài ra, trường học với đội ngũ các thầy cô giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cũng có vai trò giáo dục, đồng hành cùng học sinh.

ThS Nguyễn Thị Huỳnh An, giảng viên Bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành phân tích, học sinh nghiện game dẫn đến không phân biệt thế giới ảo và thật, từ đó ảnh hưởng tâm lý và hành vi trong cuộc đời thật, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.

Với kinh nghiệm nhiều năm đồng hành cùng trẻ nghiện game online, ông Đặng Lê Anh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Vovinam và Thể thao (IVS) cho biết, nghiện game online có cả những học sinh có thành tích học tập khá giỏi, thậm chí sinh viên có học bổng du học nước ngoài. Xuất phát điểm ban đầu các em chỉ chơi game từ 1-2 tiếng mỗi ngày, tuy nhiên lâu dần do không kiểm soát được bản thân nên thời gian đã tăng lên cả ngày, thậm chí “ăn cùng game, ngủ cùng game”. 

Chuyên gia này cũng cảnh báo, game online là cuộc chơi không có điểm dừng. Học sinh chỉ nên chơi game 30 phút / ngày, nếu vượt quá 30 phút sẽ ảnh hưởng đến việc học hành, rèn luyện bản thân. “Game online như một viên kẹo bọc đường, khi chơi rất vui. Nhưng những phần thưởng trong game chính là thuốc độc sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính các em”, ông Đặng Lê Anh đúc kết.

Nguồn: Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 16/6/2020.

Send Print  Back
The news brought
Virus HIV có thể ẩn nấp trong não người, chực chờ lây lan 6/18/2020
Israel phát minh khẩu trang tự diệt virus SARS-CoV-2 bằng nhiệt 6/18/2020
PlasmaMed: Thiết bị y tế nội địa điều trị vết thương hở 6/16/2020
Nhật Bản phát minh ra khẩu trang có thể chống lại Covid-19 trong khi bơi 6/12/2020
Kit phát hiện nhanh Covid-19 bằng kỹ thuật khuếch đại đẳng nhiệt 6/12/2020
Hãng dược AstraZeneca nỗ lực tìm ra phương pháp điều trị COVID-19 6/10/2020
Hãng dược AstraZeneca nỗ lực tìm ra phương pháp điều trị COVID-19 6/10/2020
EU đẩy nhanh quy trình cấp phép sử dụng Remdesivir điều trị COVID-19 6/10/2020
Công nghệ mới giúp người mù nhìn thấy 6/9/2020
Việt Nam chính thức công bố thêm hai bộ kit xét nghiệm Covid-19 đạt chuẩn quốc tế 6/9/2020
Phần mềm phục vụ hội chẩn y tế từ xa 6/9/2020
Dịch Ebola bùng phát giữa Covid-19 6/3/2020
AI mới của Google và DeepMind có thể phát hiện bệnh gây mù 5/22/2020
NASA sáng chế ra máy thở mới trong 37 ngày 5/11/2020
Hong Kong: Tìm ra liệu pháp điều trị Covid-19 nhanh gấp đôi thuốc thông thường 5/11/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119037232 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn