Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sản xuất thành công giống hải sâm vú trắng quý hiếm trên thế giới 3:18 PM,6/18/2020

Nhóm nghiên cứu hải sâm của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III, Bộ NN-PTNT) lần đầu tiên sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng quý hiếm.

Nhóm nghiên cứu hải sâm của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Viện III, Bộ NN-PTNT) lần đầu tiên đã thực hiện sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng, là một trong những loài có giá trị kinh tế cao nhất trong các loài hải sâm thương mại.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 60 loài hải sâm trong số hơn 1.000 loài, được khai thác thương mại. Tại Việt Nam có khoảng 20 loài hải sâm có giá trị kinh tế được khai thác. Trong đó, hải sâm vú trắng (Holothuria fuscogilva) được xem là một trong những loài có giá trị kinh tế cao nhất. Bên cạnh loài hải sâm cát H. scabra đã được sản xuất giống và nuôi thương phẩm thành công tại Việt Nam, loài hải sâm vú trắng gần đây đã được đưa vào nghiên cứu sản xuất giống và tiến tới nuôi trồng tại Việt Nam.

Hải sâm vú trắng là loài quý hiếm, có giá trị kinh tế rất cao, chúng bị khai thác gần như cạn kiệt trên thế giới và tại Việt Nam. Tỉ lệ suy giảm gần đây được đánh giá có thể lên đến gần 50%. Năm 2019, hải sâm vú trắng được Hội đồng các nhà nghiên cứu khai thác hải sâm trên thế giới đề xuất đưa vào danh sách những loài nguy cấp trong Công ước về buôn bán quốc tế về loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). Điều này sẽ dẫn đến hạn chế hoặc cấm hoàn toàn buôn bán hải sâm vú có nguồn gốc tự nhiên. Do đó, việc sản xuất giống nhân tạo phục hồi nguồn lợi và nuôi trồng hải sâm vú trắng có ý nghĩa rất lớn.

Hải sâm vú trắng có thân dạng hình tròn, kích thước lớn, con trưởng thành có thể đạt hơn 3kg. Dọc theo hai bên sườn nổi lên các u thịt trông như hai hàng vú, mỗi hàng 6 - 8 cái. Xung quanh miệng có 14 xúc tu để bắt mồi và hậu môn có 5 gai riêng biệt. Hải sâm vú trắng thường sống ở độ sâu từ 3-40m, kích thước có thể lên đến 57cm và tuổi thọ đến hơn 12 năm. Chúng phân bố rộng khắp vùng biển nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, chúng phân bố các đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Phú Quý (Bình Thuận), Trường Sa (Khánh Hòa). Hiện nay, hải sâm vú trắng chỉ còn tìm thấy ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa do việc hạn chế khai thác tại khu vực này, còn lại nguồn lợi này tại đảo khác gần như đều cạn kiệt.

Giá trị hải sâm vú trắng có lúc lên đến gần 2 triệu/kg tươi. Khi nguồn lợi ven bờ cạn kiệt, người dân tìm đến những vùng nước sâu và xa bờ để lặn bắt. Tại Việt Nam, nghề lặn biển tại một số địa phương có mối liên quan rất lớn đến việc khai thác đối tượng hải sâm vú trắng. Điển hình như ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, theo một số người dân lặn hải sâm vú trắng, số tàu lặn không chỉ khai thác trong khu vực mà nhiều khi còn đi ra ngoài hải phận Việt Nam để săn lùng loài hải sâm vú quý hiếm này. Tuy nhiên, ngoài giá trị lớn không ít thu được từ những chuyến đi biển thuận lợi mang lại thu nhập cho người dân lặn bắt hải sâm, đã có không ít những hệ lụy, rủi ro đến tính mạng và tính bất hợp pháp trong khai thác nguồn lợi quý hiếm này. Nhiều phóng sự trên báo chí về nghề lặn hải sâm cho thấy sự rủi ro, đánh đổi sức khỏe và tính mạng khi lặn bắt hải sâm vú.

Tin vui đến khi lần đầu tiên nhóm nghiên cứu về hải sâm của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã thực hiện sản xuất thành công con giống hải sâm vú trắng. Việc này mở ra hướng nuôi trồng và bảo tồn nguồn lợi cho loài hải sâm có giá trị kinh tế rất cao này.

Trao đổi thêm với TS Nguyễn Đình Quang Duy trong chuyến tham quan cơ sở sản xuất giống hải sâm tại Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Miền Trung. TS Duy là chuyên gia gần 20 năm trong sản xuất giống hải sâm, thành viên chính phụ trách kỹ thuật sản xuất giống hải sâm vú của dự án 4Innovation tại Viện III. Anh cho biết, hải sâm vú trắng là một trong những đối tượng khó sản xuất giống trên thế giới so với hải sâm cát - đối tượng đã được sản xuất thành công tại Viện. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã phối hợp và trao đổi kinh nghiệm tích lũy trong sản xuất giống, nhất là khâu nghiên cứu dinh dưỡng và áp dụng kỹ thuật cho con giống bám đáy và quản lý môi trường, dinh dưỡng cho con giống sau bám đáy.

“Thành công của dự án là kết quả của sự kiên trì và sáng tạo của cả nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước, cùng trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và sản xuất, ứng dụng công nghệ mới”, TS Duy nhận xét. Anh cho biết việc chuẩn bị đưa con giống vào ương nuôi đã sẵn sàng và nhóm nghiên cứu dự án cũng đang khảo sát các vùng nuôi phù hợp cho nuôi thương phẩm.

Nguồn: Báo Nông nghiệp, ngày 18/6/2020.

Send Print  Back
The news brought
Bayer tăng cường giải pháp hỗ trợ ngành thủy sản 6/16/2020
Triển vọng nuôi tôm ở vùng U Minh Thượng 6/11/2020
San hô nhân tạo có khả năng nuôi tảo cộng sinh tốt hơn san hô thật 4/22/2020
Các nhà khoa học phát hiện ra một tế bào miễn dịch "có thể điều trị mọi loại ung thư" 2/17/2020
Quả bóng tròn xoe này là một loại tảo, và là một trong những tạo vật đặc biệt bậc nhất mà giới khoa học từng phát hiện ra 2/17/2020
Khai thác và phát triển nguồn gen cá Dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), cá Vẫu (Caranx ignobilis Forsskal, 1775), cá Căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775) 1/8/2020
Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi phát dục tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) bố mẹ 1/8/2020
Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Giò (Rachycentron canadum) 1/8/2020
Đánh giá tác động di truyền của việc di nhập cá trê phi và nghề nuôi cá trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) đến nguồn gien cá trê vàng (C. macrocephalus) bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long 1/8/2020
Mỹ và Pháp hợp tác theo dõi sinh vật biển từ vũ trụ 12/15/2019
Bình Định: Sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm cá dìa bông 4/16/2019
Cà Mau: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận để phát triển sản phẩm cá bóp Hòn Chuối 4/16/2019
Hải Phòng: Nghiên cứu xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo ốc đụn cái 4/12/2019
Bình Định: Sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm cá dìa bông 4/12/2019
Hà Tĩnh: Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh 2/20/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120155961 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn