Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cửa sổ thông minh tự sáng 4:31 PM,6/12/2020

Cửa sổ thông minh, còn gọi là cửa sổ đổi mầu hoặc kính thông minh, thay đổi màu sắc tùy theo cường độ ánh sáng mặt trời dựa trên cơ sở hiện tượng điện hóa, vật liệu thay đổi màu sắc (hoặc chuyển từ trong suốt sang mờ đục) dưới tác dụng của điện áp.

-         Bộ cộng hưởng Pérot Fabry 

Các nhà khoa học, dẫn đầu là GS.TS Jun Suk Rho, thuộc Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH), Pohang, Hàn Quốc gần đây đã phát triển công nghệ cửa sổ thông minh, thay đổi màu sắc theo sự biến đổi của độ ẩm, không cần nguồn điện.

Các cảm biến dùng nguồn năng lượng ánh sáng được sử dụng rộng rãi, từ đo nhịp tim trong điện tâm đồ, đến chất lượng không khí hoặc khoảng cách.

Nguyên tắc cơ bản dùng nguồn ánh sáng để phát hiện những thay đổi của môi trường xung quanh là sử dụng sự chuyển đổi bước sóng ánh sáng thành tín hiệu số, có thể được thực hiện bằng cách dùng các cấu trúc, được gọi là bộ cộng hưởng.

Nhiều cảm biến tận dụng hiệu ứng giao thoa Fabry-Perot, theo nguyên lý này nhiều chùm ánh sáng phản xạ sẽ giao thoa với nhau khi ánh sáng chiếu qua một khoang không gian, giới hạn bởi hai bề mặt song song, tạo ra bằng cách sử dụng các màng mỏng. Bước sóng cộng hưởng của ánh sáng truyền qua có thể điều khiển được theo độ dày và chỉ số khúc xạ lớp điện môi.

Tuy nhiên, các vật liệu hiện nay không thể kiểm soát được chiều dài các bước sóng ánh sáng truyền qua, khiến những cảm biến gặp khó khăn.

Để giải quyết thách thức này, nhóm nhà khoa học Hàn Quốc phát triển thành công bộ lọc màu thay đổi từ bộ cộng hưởng kim loại – hydrogel- kim loại, sử dụng polymer chitosan trên cơ sở hydrogel làm chất điện môi, kết hợp bộ lọc màu với pin mặt trời để tạo ra cảm biến độ ẩm tự cấp nguồn.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng khi chitosan hydrogel được chế thành cấu trúc màng mỏng kim loại hydrogel, bước sóng cộng hưởng của ánh sáng truyền qua vật liệu thay đổi theo thời gian thực, phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường.

Một bộ cộng hưởng Pérot Fabry điều chỉnh được thực hiện bằng cách sử dụng cấu trúc kim loại - cách điện - kim loại, trong đó chất cách điện là chitosan hydrogel.

Chitosan bị phồng lên hoặc co lại theo những thay đổi về độ ẩm môi trường xung quanh; ảnh hưởng đến cấu trúc màu sắc truyền qua kết cấu đa lớp. Bộ cộng hưởng có thể điều chỉnh này được sử dụng cho cảm biến độ ẩm kết hợp với tế bào quang điện.

Sự thay đổi dòng điện qua tế bào quang điện cung cấp phép đo chính xác nhanh chóng về độ ẩm tương đối và sự thay đổi màu sắc. Hiện tượng phản hồi không cần cấp nguồn điện, do đó thiết bị có thể ứng dụng cho nhiều loại cảm biến.

-         Kết hợp pin mặt trời với bộ lọc ánh sáng

Sử dụng cơ chế này, nhóm nhà khoa học Hàn Quốc thiết kế và phát triển một cảm biến độ ẩm, có thể chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành điện năng bằng phương thức kết hợp pin mặt trời với bộ lọc ánh sáng biến đổi bước sóng làm từ vật liệu kim loại – hydrogel - kim loại cấu trúc siêu vật liệu,  thay đổi bước sóng cộng hưởng tùy thuộc vào độ ẩm bên ngoài.

Nguyên tắc thiết kế là chồng lấp bước sóng cộng hưởng bộ lọc với bước sóng ánh sáng thay đổi nhanh mà pin mặt trời hấp thụ. Bộ lọc này được thiết kế nhằm thay đổi lượng hấp thụ ánh sáng của pin mặt trời, phụ thuộc vào độ ẩm làm thay đổi điện áp, kết quả là phát hiện sự thay đổi độ ẩm xung quanh.

mới. được các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển hoạt động trong bất kể nguồn ánh sáng, dù đó là ánh sáng tự nhiên, led hay nguồn sáng trong nhà.

Hơn thế nữa, các cảm biến không chỉ hoạt động không cần nguồn điện bên ngoài, mà dựa trên màu của bộ lọc còn có thể xác định được độ ẩm không khí.

GS.TS Jun Suk Rho, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết: Công nghệ cảm biến này có thể được sử dụng ở những nơi có điều kiện đặc biệt, như lò phản ứng hạt nhân nơi con người và điện không thể tiếp cận.

Nguồn: Báo Khoa học và Đời sống, ngày 8/6/2020.

Send Print  Back
The news brought
Ứng dụng công nghệ trong thiết kế - Hướng đi giàu tiềm năng của ngành nội thất Việt 5/27/2020
Mỹ chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhỏ nhất thế giới tại Idaho 4/22/2020
KTG Industrial áp dụng công nghệ thực tế ảo vào 'thế hệ nhà xưởng 4.0' 4/1/2020
Các nhà khoa học chế tạo thành công bê tông uốn cong chịu được động đất 3/19/2020
Phát hiện quần thể đền thờ niên đại 3.200 năm ở Israel 2/24/2020
Nghiên cứu thành công loại bê tông mới ít bị nứt hơn so với bê tông thông thường 12/15/2019
Mô hình đô thị tự túc 100% thực phẩm, năng lượng 12/15/2019
Thiết kế nhà bay lơ lửng trên mặt đất 12/15/2019
Sản xuất vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam 12/15/2019
MimosaTEK - ứng dụng IoT cho nông nghiệp 12/13/2019
Nghiên cứu dùng xỉ thải nhà máy luyện gang để sản xuất cát 10/9/2019
Mỹ xây nhà máy thu khí CO2 từ không khí 6/7/2019
Công nghệ xây dựng chống động đất độc đáo ở Nhật Bản 6/3/2019
Gỗ trong suốt - vật liệu có thể thay thế thủy tinh trong tương lai 4/10/2019
Sử dụng sợi từ lốp xe để tăng khả năng chống cháy của bê tông 3/15/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120170371 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn