Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát hiện enzyme 'đưa lối dẫn đường' SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào 9:33 AM,5/15/2020

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu ngày 11/5 đã phát hiện một enzyme trong máu có vai trò dẫn dắt SARS-CoV-2 xâm nhập các tế bào, gây ra những biến chứng nghiêm trọng về hô hấp ở những bệnh nhân Covid-19. 

Enzyme chuyển hóa kích thích tố tăng huyến áp (ACE2) có trong tim, thận và các cơ quan nội tạng khác của người. Đối với bệnh Covid-19, enzyme này được cho là đóng vai trò trong biến chứng vào phổi.Trong nghiên cứu, Giáo sư Adriaan Voors, chuyên khoa Tim mạch thuộc Viện Đại học y Groningen ở Hà Lan và cũng là đồng tác giả nghiên cứu trên, cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã đo mật độ ACE2 ở hơn 3.500 bệnh nhân tim mạch tại 11 nước châu Âu. Theo đó, xác định mật độ ACE2 trong máu của nam giới cao hơn ở nữ giới.Việc đo mật độ enzyme này được tiến hành trước thời điểm xảy ra đại dịch Covid-19, do đó các mẫu máu xét nghiệm không bao gồm các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, ACE2 là nhân tố dẫn dắt SARS-CoV-2 xâm nhập các tế bào trong cơ thể người.Theo nghiên cứu, ACE2 là một thụ thể trên bề mặt tế bào liên kết với SARS-CoV-2, cho phép virus này xâm nhập và lây nhiễm các tế bào. Ngoài xuất hiện ở phổi, ACE2 còn được tìm thấy trong tim, thận và các mô lót trong mạch máu và đặc biệt cao tại tinh hoàn. Qua đó, Giáo sư Voors và nhóm nghiên cứu cho rằng, sự xuất hiện của ACE2 ở tinh hoàn có thể phần nào lý giải lý do mật độ enzyme này ở nam giới cao hơn ở nữ giới và nam giới dễ mắc Covid-19 hơn nữ giới.Cũng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học chỉ ra rằng, việc sử dụng các loại thuốc ức chế ACE hay ngăn chặn sự hấp thu angiotensin (ARB), vốn được kê đơn cho các bệnh nhân tim mạch, không dẫn tới làm tăng mật độ ACE2, do đó không làm làm tăng nguy cơ mắc bệnh Covid-19 đối với người uống thuốc này. Do đó, ông Voors khẳng định, nghiên cứu này không khuyến nghị ngừng kê đơn thuốc này cho bệnh nhân Covid-19.
Nguồn: baoquocte.vn

Send Print  Back
The news brought
Tái tạo cấu trúc nCoV bằng nấm men 5/15/2020
ĐH Y Dược TPHCM nghiên cứu viên nang thảo dược hạ acid uric máu 5/7/2020
Hàn Quốc tiến hành nghiên cứu lâm sàng thuốc HCQ điều trị COVID-19 4/28/2020
Đức bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng vắcxin chống COVID-19 4/28/2020
Nhật Bản phát hiện chất có thể sử dụng để bào chế thuốc chữa COVID-19 4/28/2020
Thử nghiệm thuốc remdesivir có hiệu quả trên khỉ và người mắc COVID-19 4/22/2020
Thụy Sĩ đưa vắcxin chống COVID-19 vào tiêm chủng trong tháng 10 4/22/2020
Chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học xử lý nước nhiễm dầu 4/18/2020
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng trên người 2 loại vắcxin phòng COVID-19 4/16/2020
Phân lập chất chống ung thư trong keo ong Việt Nam 4/12/2020
Thử nghiệm vắcxin chống COVID-19 của Italy cho kết quả tích cực 4/12/2020
Chế tạo sơn graphene bằng phương pháp mới đơn giản 4/12/2020
Mỹ: Nghiên cứu kháng thể và thuốc kháng virus để ứng phó COVID-19 4/12/2020
Mỹ: CDC xét nghiệm máu xác định khả năng miễn dịch chống COVID-19 4/10/2020
Australia phát triển bộ xét nghiệm khả năng miễn dịch đối với COVID-19 4/10/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119064287 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn