Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Kỹ sư NASA ngồi nhà điều khiển robot thăm dò trên Sao Hỏa như thế nào? 9:31 AM,5/14/2020
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành tại Mỹ, nhiều doanh nghiệp tại nước này đã buộc phải cho nhân viên làm việc trực tuyến từ xa. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng không ngoại lệ. Tất cả các trung tâm thuộc NASA đều đã cho phép nhân viên của mình được làm việc tại nhà, ngoại trừ một vài bộ phận quan trọng.Do đặc thù công việc, nhóm điều khiển xe Curiosity thường phải làm việc với hàng trăm nhà khoa học tới từ các viện nghiên cứu trên toàn thế giới. Nhờ đó, khi xảy ra tình huống phải làm việc từ xa, sở hạ tầng kĩ thuật có sẵn tại NASA hoàn toàn có thể sử dụng ngay, thay vì phải thiết lập từ con số 0.Vào ngày 17/3, trước khi các nhân viên tan sở, họ đã được NASA phát cho tai nghe, màn hình máy tính và nhiều trang thiết bị thiết yếu khác dùng trong liên lạc và công việc. Các nhân viên xếp hàng bên rìa trụ sở NASA, đứng cách nhau đủ xa với khẩu trang kín mít, lần lượt nhận thiết bị cần dùng.Giải quyết vấn đề giao tiếp khi làm việcTại NASA, nhân sự thuộc dự án vận hành xe tự hành Curiosity được chia thành 2 nhóm chính. Một nhóm đảm trách việc Uplink (gửi dữ liệu từ Trái Đất tới xe tự hành), trong khi nhóm còn lại phụ trách Downlink (xử lý dữ liệu được gửi từ xe tự hành về Trái Đất).Các nhân viên tập trung làm việc tại một căn phòng có diện tích khá lớn tại trụ sở của NASA – nơi họ có thể dễ dàng trao đổi trực tiếp với nhau trong quá trình vận hành Curiosity.Với một dự án đặc biệt phức tạp như Curiosity, việc duy trì sự nhịp nhàng trong công việc giữa các bộ phận với nhau là tối quan trọng. Mọi nhân viên phải làm việc chặt chẽ với nhau để hoàn thành công việc. Có thời điểm, để thực hiện thành công một chuỗi lệnh điều khiển Curiosity, cần tới sự hỗ trợ của 20 người. Tuy nhiên, khi làm việc tại nhà, quá trình giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm lại khó thực hiện hơn rất nhiều.Để giải quyết vấn đề này, một giải pháp đã được đưa ra. Các nhân viên sử dụng tai nghe, tổ chức một loạt cuộc họp trực tuyến, đồng thời bật song song một loạt phần mềm chat nhằm ‘mô phỏng’ bầu không khí làm việc tại văn phòng NASA.Xe tự hành Curiosity được trang bị một camera 3D đặc biệt, vốn có khả năng chụp và gửi hình ảnh dạng 3 chiều của Sao Hỏa về Trái Đất. Nhờ camera đóng vai trò ‘con mắt từ xa’ này, các kĩ sư vận hành mới có thể hiểu rõ địa hình mà xe đang đi qua, bao gồm độ dốc hay các chướng ngại vật cần tránh, từ đó có thể điều khiển Curiosity đi cho đúng hướng.Tuy nhiên, để có thể xem được các hình ảnh 3 chiều do Curiosity gửi về, các kỹ sư vận hành phải đeo một loại kính 3D công nghệ cao, giúp họ có được cái nhìn thực tế và rõ ràng nhất như thể đang đứng trực tiếp tại Sao Hỏa.Đáng nói, loại kính này cũng yêu cầu người dùng phải sở hữu một bộ PC có cấu hình ‘siêu khủng’.Với những nhân viên của NASA, việc trang bị một bộ PC có cấu hình tương tự khi làm việc tại nhà là điều hoàn toàn bất khả thi.Do vậy, NASA đã tìm ra một giải pháp công nghệ ‘ít tân tiến’ hơn, khi cho phép nhóm vận hành sử dụng loại kính thường thấy khi xem phim 3D trong rạp, với 2 màu xanh – đỏ đặc trưng. Khác ngạc nhiên, dù sử dụng công nghệ "cổ lỗ", đội ngũ chuyên gia tại NASA vẫn có thể điều khiển Curiosity tiến hành các hoạt động thăm dò như bình thường.Nhiệm vụ thành côngSau rất nhiều chuẩn bị kĩ càng, vào ngày 20/3 – ngày làm việc tại nhà đầu tiên, một chuỗi lệnh điều khiển gửi từ Trái Đất tới xe tự hành Curiosity đã được thực hiện thành công. Robot đã khoan lấy mẫu tại một địa điểm được đặt tên là "Edinburgh" trên Sao Hỏa.Ngay sau đó, Curiosity đã tiếp tục di chuyển tới một địa điểm khác để tìm kiếm các mẫu đất đá có thể phân tích. Tổng cộng, xe tự hành này đã di chuyển quãng đường dài 166m kể từ khi nhóm vận hành tại NASA phải làm việc tại nhà.Đối với các nhân viên NASA, việc điều khiển Curiosity cũng mang tới một ý nghĩa đặc biệt trong thời gian nước Mỹ tiến hành biện pháp cách ly xã hội. Theo đó, việc được tự mình khám phá một hành tinh cách Trái Đất hàng trăm triệu km khiến họ quên đi cảm giác bí bách khi phải ở nhà do COVID-19."Một trong những điều tuyệt vời nhất khi điều khiển các thiết bị thăm dò trên Sao Hỏa chính là việc mỗi ngày chúng tôi đều được khám phá những địa điểm chưa từng đặt chân tới. Ngoài ra, chúng tôi cũng được chứng kiến những hình ảnh mà chưa có người nào trên Trái Đất từng thấy trước đây", một kĩ sư trong nhóm vận hành Curiosity cho biết.Nguồn: Đối với các nhân viên NASA, việc điều khiển Curiosity cũng mang tới một ý nghĩa đặc biệt trong thời gian nước Mỹ tiến hành biện pháp cách ly xã hội. Theo đó, việc được tự mình khám phá một hành tinh cách Trái Đất hàng trăm triệu km khiến họ quên đi cảm giác bí bách khi phải ở nhà do COVID-19."Một trong những điều tuyệt vời nhất khi điều khiển các thiết bị thăm dò trên Sao Hỏa chính là việc mỗi ngày chúng tôi đều được khám phá những địa điểm chưa từng đặt chân tới. Ngoài ra, chúng tôi cũng được chứng kiến những hình ảnh mà chưa có người nào trên Trái Đất từng thấy trước đây", một kĩ sư trong nhóm vận hành Curiosity cho biết.
Nguồn: kenh14.vn

Send Print  Back
The news brought
Máy trợ thở Metran: Sản phẩm trị Covid-19 của một người Việt Nam ở Nhật 5/13/2020
Trung Quốc sáng chế ra thứ có thể thay thế động cơ phản lực 5/12/2020
Nhật Bản phát triển robot điều khiển từ xa 5/12/2020
Phà thu gom rác thải nhựa chạy bằng năng lượng mặt trời 5/12/2020
Xe bọc thép y tế 'Tigr' của Nga sẽ xuất khẩu ra nước ngoài 5/11/2020
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc ra mắt mẫu xe chống virus 5/7/2020
Nhiều robot y tế được nghiên cứu chế tạo phục vụ chống dịch COVID-19 5/7/2020
Độc đáo ý tưởng "Xe giãn cách xã hội" của kỹ sư Ấn Độ 5/6/2020
Cánh tay giả có thể điều khiển bằng suy nghĩ 5/6/2020
Xuất hiện loại robot diệt virus corona mới, cho hiệu quả chỉ trong 2 phút 5/5/2020
Nhóm nghiên cứu MIT phát minh máy thở dã chiến chỉ 100 USD 5/5/2020
Lần đầu chế tạo thành công hợp kim nhôm 6201 làm cáp điện 4/18/2020
Hệ thống truyền động chạy hydrogen cho tàu container 4/18/2020
ĐH Điện lực chế tạo thử nghiệm máy thở không can thiệp 4/12/2020
Nga nâng cấp một trong những loại pháo mạnh nhất thế giới 4/10/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119054575 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn