Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Enzyme đột biến phá vỡ nhựa trong vài giờ 3:57 PM,4/12/2020

Công ty Carbios của Pháp phát triển thành công một loại enzyme đột biến từ vi khuẩn giúp tái chế rác thải nhựa hiệu quả hơn.

Hàng tỷ tấn rác thải nhựa đang gây ô nhiễm trên khắp hành tinh, từ Bắc Cực đến rãnh đại dương sâu nhất thế giới, đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái biển. Trong khi các nhà hoạt động vì môi trường đang nỗ lực vận động mọi người giảm sử dụng nhựa, công ty Carbios - với việc tạo ta enzyme có thể phá vỡ cấu trúc nhựa trong vài giờ - tin rằng tái chế mới là chìa khóa để giải quyết vấn đề ô nhiễm.
Nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Alain Marty từ Đại học de Toulouse của Pháp dẫn đầu, đã sàng lọc 100.000 vi sinh vật trước khi chọn ra loài vi khuẩn, được phát hiện lần đầu vào năm 2012 trong một đống phân ủ, để phát triển enzyme mới, theo công bố trên tạp chí Nature hôm 8/4.
Marty cùng các cộng sự đã phân tích enzyme LLC tìm thấy trong vi khuẩn và tạo ra các đột biến cho phép phá vỡ nhựa PET thành các khối xây dựng hóa học riêng rẽ chỉ trong vài giờ. Enzyme có thể hoạt động ổn định ở nhiệt độ cao lên tới 72°C, gần "nhiệt độ lý tưởng" để nhựa xuống cấp nhanh. Vật liệu sau đó được sử dụng để tạo ra các chai nhựa đựng nước mới.
Carbios có kế hoạch sản xuất enzyme ở quy mô công nghiệp trong 5 năm tới. Để hiện thực hóa tham vọng, nhóm phát triển cho biết đã đạt thỏa thuận hợp tác với Novozymes, một công ty công nghệ sinh học toàn cầu có trụ sở tại Bagværd, Đan Mạch.
"Chúng tôi là nhà sản xuất đầu tiên đưa công nghệ này ra thị trường. Mục tiêu của công ty là hoạt động ở quy mô công nghiệp vào năm 2024 hoặc 2025", Martin Stephan, Phó giám đốc điều hành tại Carbios cho biết.
Do rác thải cũng cần được nghiền nhỏ và làm nóng trước khi thêm enzyme, chi phí tái chế nhựa PET vẫn đắt hơn so với nhựa nguyên chất được làm mới, giống như các phương pháp tái chế nhựa hiện có. Tuy nhiên, phương pháp mới cho chất lượng thành phẩm tốt hơn, Stephan nhấn mạnh.
Nguồn: vnexpress


Send Print  Back
The news brought
Nhựa phân hủy sinh học làm từ bã cafe 4/12/2020
Dụng cụ đơn giản này có thể biến vỏ chai nhựa thành những sợi dây chỉ trong vài nốt nhạc 3/27/2020
Nghiên cứu chế tạo máy phổ gamma đa kênh điều tra địa chất khoáng sản biển 3/20/2020
Ninh Thuận áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm ứng phó với khô hạn 3/20/2020
Công nghệ lọc khí Panasonic ức chế nhiều loại vi khuẩn, virus 3/17/2020
Chế phẩm vi sinh xử lý ô nhiễm chất thải hữu cơ 3/15/2020
Nghiên cứu đầu tiên về không khí phát thải từ tái chế xe cũ ở Việt Nam 3/12/2020
Siemens với các giải pháp thành phố thông minh 3/9/2020
Phát hiện các loài vi khuẩn mới chống biến đổi khí hậu 3/4/2020
Tổng cục Môi trường ra mắt ứng dụng đo chất lượng không khí 3/3/2020
Bọt biển: giải pháp cho sự cố tràn dầu 3/3/2020
Thiết bị lọc nước lấy cảm hứng từ cây ngập mặn 3/3/2020
Cần trục lưu trữ năng lượng gió và mặt trời 3/3/2020
Công nghệ biến phân, nước tiểu thành dầu mỏ 3/1/2020
Dùng enzym biến rác thực phẩm thành “vàng” 3/1/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119048618 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn