Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tự chế nước rửa tay sát khuẩn theo WHO 2:48 PM,4/8/2020
Theo hai dược sĩ Việt tại Canada là Phạm Trần Thu Trang và Phạm Phương Hạnh, nước sát khuẩn tự chế nên được sử dụng sau 72h để đảm bảo các mầm vi khuẩn (nếu có) trong dung dịch được tiêu diệt hết.Phạm Trần Thu Trang và Phạm Phương Hạnh là dược sĩ hành nghề (RPh) tại Toronto, Canada. Cả hai từng có 5 năm làm dược sĩ tại Việt Nam trước khi chuyển sang Canada sinh sống và được cấp bằng hành nghề tại đây. Trước những lo lắng của mọi người về dịch viêm phổi do virus corona (nCoV) bùng phát và tình trạng khan hiếm nước rửa tay sát khuẩn, hai dược sĩ đã hướng dẫn cách tự pha chế dung dịch thay thế theo công thức được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra. "Công thức cồn chà tay sát khuẩn của WHO dựa trên chứng cứ nghiên cứu, theo tiêu chuẩn EN1500, đảm bảo: tác dụng nhanh, sát khuẩn (microbicidal activity) rộng mà hạn chế ít nhất nguy cơ kháng khuẩn. Thích hợp nhất khi khan hiếm như tình trạng hiện nay, hoặc khó tiếp cận nước sạch để thực hành rửa tay. Tuy vậy, rửa tay với nước và xà phòng vẫn là quan trọng nhất", dược sĩ Thu Trang cho biết.Dược sĩ Phạm Trần Thu Trang và Phạm Phương Hạnh cũng lưu ý mọi người xem kỹ ghi chú trong video để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi pha chế, nhấn mạnh các yếu tố:- Đảm bảo đúng tỉ lệ cồn và các nguyên liệu khác. Nồng độ cồn thấp sẽ không đảm bảo hiệu quả. Nồng độ cao quá dễ bay hơi, khô da, dễ cháy...- Không nên tự ý thay đổi, thêm hoặc bớt nguyên liệu nếu không có kiến thức bào chế.- Sau 72h mới sử dụng dung dịch để đảm bảo các mầm vi khuẩn (nếu có) trong dung dịch được tiêu diệt hết.- Pha chế ở nơi thoáng mát, tránh nguồn nhiệt và tĩnh điện dễ bắt cháy, nổ.- Pha chế nhanh và đậy kín ngay để tránh bay hơi làm giảm nồng độ cồn.
Nguồn: msn.com

Send Print  Back
The news brought
Khử trùng xe buýt bằng tia cực tím để phòng ngừa Covid-19 4/2/2020
Vắc xin Navet - Fluvac 2 4/2/2020
Module tổng hợp 18F-NaF và dược chất phóng xạ 18F-NaF 4/2/2020
Tẩy trắng răng thông qua vật liệu áp điện BaTiO3 4/2/2020
Phát triển hợp chất có thể ngăn nCoV xâm nhập phổi 3/31/2020
Phát hiện hợp chất huỳnh quang đặc biệt từ bộ giáp của bọ cạp 3/25/2020
Phân tích cấu trúc 3D phân tử giúp tìm chất ức chế nCoV 3/23/2020
Phát hiện mới về tác dụng của phản ứng “methyl ma thuật” giúp tăng hiệu lực của thuốc 3/20/2020
Hoa Kỳ thử nghiệm lâm sàng loại vắc-xin chống COVID-19 đầu tiên 3/20/2020
Hàn Quốc sản xuất thành công đồng vị phóng xạ dùng trong chẩn đoán và điều trị ung thư 3/20/2020
AI tìm ra một loại siêu kháng sinh mới, có thể tiêu diệt vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất 3/15/2020
Lần đầu tiên “siêu chất độc” ở cá nóc được tổng hợp nhân tạo thành công 3/15/2020
Hongkong khử trùng tàu điện ngầm bằng robot 3/15/2020
Phân lập xạ khuẩn có khả năng kháng vi khuẩn và nấm bệnh từ đất 3/12/2020
Vipesco ra mắt sản phẩm gel rửa tay kháng khuẩn VIP1 3/5/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119881809 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn