Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tạo ra “sứa sinh học” có thể kiểm soát chuyển động tối ưu nhất 9:39 AM,2/27/2020
Bằng cách kiểm soát nhân tạo bằng cấy ghép vi điện tử, các nhà nghiên cứu đã tăng tốc độ bơi tự nhiên của một con sứa mặt trăng còn sống (Aurelia aurita) gần gấp 3 lần."Con sứa được cấy ghép này sử dụng năng lượng bên ngoài ít hơn 10 đến 1.000 lần so với khối lượng khác so với các robot thủy sinh khác được báo cáo trong tài liệu”, các nhà nghiên cứu tiết lộ.Sứa được biết đến là những sinh vật bơi lội cực kỳ hiệu quả, nhiều hơn bất kỳ cỗ máy nào mà con người chúng ta tạo ra.Mặc dù thực tế một số phương tiện dưới nước có thể di chuyển nhanh hơn nhiều so với một con sứa, cho đến nay, các robot cố gắng bắt chước hành vi của sứa đòi hỏi nhiều năng lượng hơn và thường được buộc phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng bên ngoài.Mặt khác, nếu chúng ta có thể kiểm soát chúng một cách hợp lý, một số người nghĩ rằng chúng có thể là một cách mới hấp dẫn để mở rộng việc giám sát đại dương."Bởi vì sứa được tìm thấy tự nhiên trong một loạt các độ mặn, nhiệt độ, nồng độ oxy và độ sâu lên đến 3.700 m hoặc sâu hơn trong rãnh Mariana nên những sinh vật cấy ghép này có tiềm năng được triển khai trên khắp các đại dương trên thế giới với chi phí khá rẻ, hiệu quả cao", các tác giả của nghiên cứu đề xuất.Tất nhiên, điều đó sẽ đòi hỏi nhiều quyền kiểm soát hơn chúng ta hiện có. Cho đến nay, nhóm nghiên cứu chỉ đơn thuần cho thấy họ có thể tăng cường bơi ở sứa mà chưa vấp phải những vấn đề liên quan đến quá trình trao đổi chất hoặc sức khỏe của động vật.Chìa khóa cho bước nhỏ nhưng quan trọng này là bộ điều khiển bơi vi điện tử cầm tay được các nhà nghiên cứu tạo ra. Khi được gắn vào con sứa có thể tạo ra sóng xung và kích thích các cơn co thắt cơ bắp. Thông qua công nghệ này, các nhà khoa học có thể tăng tốc độ đẩy của một con sứa cho đến khi nó đạt đến điểm tối ưu, trong đó tốc độ lớn nhất đạt được với năng lượng nhỏ nhất.Bằng cách chiếm đoạt sự trao đổi chất và cơ bắp của loài sứa theo cách này, các nhà nghiên cứu đã khiến sinh vật này di chuyển nhanh hơn 2,8 lần so với tốc độ bơi tự nhiên của nó. Nhóm nghiên cứu hy vọng công việc của họ có thể dẫn đến các phương tiện dưới nước mới hơn.Với một số điều chỉnh, có khả năng chúng ta thậm chí có thể sử dụng sứa thật để nghiên cứu các góc xa của đại dương, tương tự như cách chúng ta hiện đang sử dụng động vật có vú được gắn thẻ.
Nguồn: dantri.com.vn

Send Print  Back
The news brought
Robot tình dục sẽ là tri kỷ với con người trong tương lai? 2/26/2020
Robot bay 2/14/2020
Bàn tay robot cầm nắm đồ vật linh hoạt 2/14/2020
Tiêu thụ ô tô tại Việt Nam giảm hơn 50% trong tháng đầu năm 2020 2/13/2020
Công nghệ sản xuất bia gừng và gừng lên men 2/12/2020
Hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất bánh phồng 2/12/2020
Chế tạo máy in da cầm tay để xử lý các vết bỏng nặng 2/11/2020
Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống phun nhiên liệu điện tử cung cấp xăng sinh học có tỷ lệ cồn etanol tới 100% (E100) cho động cơ ô tô và xe máy sử dụng nhiên liệu linh hoạt 2/10/2020
Kubota tiết lộ máy kéo tự động chạy điện 2/3/2020
Thiết bị sấy trái cây, dược liệu dùng năng lượng mặt trời 2/3/2020
Thiết kế, sản xuất máy bay không người lái 1/16/2020
Lần đầu tiên Việt Nam có máy se tơ từ cây sen 1/10/2020
Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nghiền cao dược khô, công suất đến 400kg/h, dùng để bào chế thuốc đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế trong ngành dược 1/7/2020
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy đóng gói tự động trà dược thảo túi lọc phục vụ xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn EU 1/7/2020
Nghiên cứu đặc thù vỉa chứa và tối ưu khai thác các mỏ khí condensat tại bể Nam Côn Sơn 1/7/2020













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119051851 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn