Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hai kịch bản về tăng trưởng kinh tế năm 2020 từ tác động của Covid-19 10:39 AM,2/13/2020
Chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020 là thách thức rất lớn trong bối cảnh ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh kép từ Covid-19 và dịch bênh khác trên gia súc, gia cầm (H5N1, H5N6).Tại phiên họp thường trực Chính phủ ngày 12/2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (PMI) đã báo cáo “Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh corona đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.”Theo đó chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2020 là thách thức rất lớn trong bối cảnh ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh kép từ Covid-19 và dịch bênh khác trên gia súc, gia cầm (H5N1, H5N6).Báo cáo này chỉ ra tình hình dịch viêm phổi cấp Covid-19 diễn ra rất nhanh, nghiêm trọng, khó lường và chưa dự báo được đỉnh dịch cũng như thời điểm kết thúc, quy mô và phạm vi tác động. Dịch bệnh sẽ ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, tâm lý người dân trong xã hội cũng sẽ bị tác động mà đặc biệt là lực lượng lao động. Điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt lao động tức thời, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại khiến sản xuất kinh doanh bị đình trệ.Hai kịch bản về tăng trưởng kinh tế
Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 là 6,8%. Tuy nhiên, trên cơ sở dự kiến những tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch Covid-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra hai kịch bản: dịch Covid-19 khống chế kịp thời trong quý 1, ước tính GDP năm 2020 tăng 6,25% so với năm trước (giảm 0,55 điểm % so với chỉ tiêu); dịch Covid-19 được khống chế trong quý 2, ước tính GDP năm 2020 tăng 5,96% (thấp hơn 0,84 điểm %).Để năm 2020 đạt mức tăng trưởng GDP 6,8% theo Nghị quyết 01 trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát và khống chế ngay trong quý 1 và 2, báo cáo này cho rằng quý 3 và 4, kinh tế Việt Nam phải đạt được mức tăng trưởng vượt trội. Cụ thể, quý 1 tăng 4,52% (thấp hơn 2,0 điểm %), quý 2 tăng 6,66% (cao hơn 0,01 điểm %), quý 3 tăng 7,67% (cao hơn 0,56 điểm %) và quý 4 tăng 7,5% (cao hơn 0,69 điểm % so với mục tiêu).Muốn làm được điều này, yêu cầu đặt ra là dịch tả lợn Châu phi phải được khống chế hoàn toàn, tái đàn thành công, sản lượng thịt lợn tăng cao khoảng 10%-14% (ở quý 3 và 4). Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phải nỗ lực đảm bảo mức tăng 13,17% tại quý 3 (cao hơn khoảng 2 điểm %) đồng thời quý 4 tăng 11,76% (cao hơn 0,73 điểm %).Kịch bản "xấu nhất": CPI bình quân tăng 4,86%.Về tác động của dịch Covid-19 đến chỉ số giá tiêu dùng, hai kịch bản được báo cáo chỉ ra: Trường hợp dịch Covid-19 kết thúc ở quý 1, giá các mặt hàng thực phẩm có nguy cơ tăng cao hơn ở quý 2. Song, nếu dịch Covid-19 kết thúc ở quý 2, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong gia đình tăng cùng với giá xăng, dầu có xu hướng tăng trở lại khi hết dịch.  Do đó, kịch bản thứ nhất với việc giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc chỉ tăng cao vào các dịp lễ Tết do nhu cầu tăng cộng thêm những ảnh hưởng của dịch Covid-19 (kết thúc ở quý 1), dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 3,96%.Với kịch bản 2, giá thực phẩm sẽ tăng khoảng 2% do nhu cầu tăng và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 tái phát. Thêm vào đó, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào một số ngành sản xuất sẽ tăng, như giá xăng dầu điều chỉnh tăng 5%, giá gas tăng 10% ước tính tác động vào CPI khoảng 0,12%. Cộng với yếu tố thiên tai và thời tiết bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước cho thủy điện có thể xảy ra..., dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 4,86%.Cũng theo báo cáo, dịch Covid-19 khiến giá thiết bị y tế dùng cho công tác phòng chống lây nhiễm dịch (khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, chất tẩy rửa..) và giá thuốc y tế tăng do nhu cầu tăng đột biến trong khi nguồn cung ngắn hạn chưa đáp ứng đủ, giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu tiêu dùng cao lên.Với những kịch bản nêu ra, báo cáo kiến nghị: "Việt Nam có quan hệ kinh tế quy mô lớn và giao lưu nhiều mặt với Trung Quốc, trong bối cảnh khó khăn của dịch bệnh, cần ưu tiên các giải pháp về phòng chống dịch bệnh đồng thời cần thực hiện các giải pháp duy trì, ổn định sản xuất để tránh bị tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế."Để đạt được mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra là không thay đổi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong bối cảnh chịu thêm các ảnh hưởng từ hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh khác trên gia súc và gia cầm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất “không thay đổi mục tiêu, bình tĩnh, không chủ quan, chủ động sớm dự liệu giải pháp.”Cụ thể, các cơ quan chức năng và địa phương bảo đảm thực hiện nghiêm, đồng bộ, toàn diện các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, bảo đảm hiệu quả của từng giải pháp cũng như hiệu quả cộng hưởng của các nhóm giải pháp trong phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh.Trong điều hành, các cấp cần triển khai tốc độ xử lý, thực hiện các giải pháp phải quyết liệt, hiệu quả, nhanh hơn tốc độ lây lan cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước.Điểm nhấn trong báo cáo là việc yêu cầu việc rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các quy định, tạo mọi điều kiện để ổn định tâm lý, phòng, chống và kiểm soát dịch hiệu quả, kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch bệnh gây ra trong thời gian xảy ra dịch bệnh, duy trì sản xuất và tiêu dùng, khôi phục sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng sau khi dịch bệnh kết thúc;“Hạn chế tối đa ảnh hưởng kép, sự cộng hưởng từ dịch bệnh do virus Corona và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, tác động của thiên nhiên,” báo cáo đề xuất./.
Nguồn: vietnamplus.vn

Send Print  Back
The news brought
Quản lý tài sản từ các công trình khoa học vốn ngân sách như thế nào? 9/4/2017
Quỹ Phát triển KH&CN tài trợ cho 210 đề tài nghiên cứu cơ bản 12/12/2016
Quỹ đầu tư mạo hiểm: giải pháp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo 12/12/2016
Ngân hàng tư nhân sử dụng phân tích và tốc độ để thu hút những người giàu có 12/9/2016
Ngân hàng Indonesia triển khai các giải pháp công nghệ để cải thiện dịch vụ khách hàng 12/9/2016
Mô hình kinh doanh TRIEX 12/9/2016
Xu hướng công nghệ tỷ đô bắt đầu vào năm 2017-Tiền ảo 11/1/2016
Chất xúc tác chi phí thấp để sản xuất khí tổng hợp 8/1/2016
Hơn 30% số địa bàn đạt kim ngạch xuất khẩu từ một tỷ USD trở lên 2/6/2014
GDP tăng 5,42%, xuất siêu 863 triệu USD 12/24/2013
Tăng trưởng GDP đạt 5,42% 12/24/2013
Ký kết triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM (Customer Relation Management) 12/24/2013
Tăng cường kết nối ngân hàng với doanh nghiệp 12/23/2013
WB nâng quỹ hỗ trợ những người nghèo nhất thế giới lên 52 tỷ USD 12/19/2013
Chi 163.000 tỷ đồng cho đầu tư phát triển năm 2014 12/19/2013













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119068430 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn