Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chế tạo thành công robot "sống" từ tế bào ếch châu Phi 10:10 PM,2/3/2020

Các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra robot sống đầu tiên bằng cách ghép tế bào của loài ếch có móng vuốt châu Phi thành những robot nhỏ.


Robot được cấy ghép thành công nhất có hai chân, trong khi số khác có bốn chân ở phía dưới bụng. Các chân này có nhiệm vụ đẩy robot di chuyển về phía trước, theo Guardian.

"Đây là những dạng sống hoàn toàn mới. Chúng chưa bao giờ tồn tại trên Trái Đất. Chúng là những sinh vật sống và có thể được lập trình", Michael Levin, Giám đốc Trung tâm Khám phá Allen tại Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts, cho biết.

Các robot, có chiều dài chưa đến 1 mm, được thiết kế bởi "thuật toán tiến hóa" chạy trên siêu máy tính.

Đầu tiên, cấu hình 3D được tạo ngẫu nhiên từ 500-1.000 tế bào da và tim. Mỗi thiết kế sau đó được kiểm tra trong môi trường ảo để chọn ra các mẫu tốt nhất. Do tế bào tim tự động co duỗi nên chúng đóng vai trò như những động cơ thu nhỏ điều khiển robot. Hoạt động nhờ năng lượng dự trữ, các tế bào này có thể tồn tại trong khoảng một tuần đến 10 ngày trước khi chết.

Robot thường được chế tạo từ kim loại và nhựa, những vật liệu có tính bền. Tuy nhiên, ông Levin và các đồng nghiệp cho rằng chế tạo robot từ mô sinh học có thể mang lại nhiều lợi ích. Khi bị hư hại, robot sống có thể chữa lành vết thương của chúng, và một khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng sẽ tự phân hủy như các sinh vật tự nhiên.

Các nhà khoa học cho biết những tính năng độc đáo này có thể được sử dụng để làm sạch đại dương, xác định vị trí và tiêu hóa các chất độc hại, đưa thuốc vào cơ thể hoặc loại bỏ mảng bám trên thành động mạch.

Josh It Bongard, nhà nghiên cứu cao cấp của nhóm nghiên cứu tại Đại học Vermont, cho biết: "Hiện chưa thể biết có thể ứng dụng công nghệ mới này như thế nào, nên chúng ta chỉ có thể đoán".

Nguồn: Zing


Send Print  Back
The news brought
Các nhà nghiên cứu công bố loại pin lithium ion dẻo 2/3/2020
Pin làm từ nước biển sạc được 80% trong 5 phút, hiệu năng tốt hơn, an toàn hơn 1/17/2020
Gân kim loại lỏng giúp robot có khả năng tự chữa lành 1/17/2020
Pin Li-S giúp smartphone hoạt động cả tuần không cần sạc 1/17/2020
Than sinh học sản xuất từ vỏ mía và mùn cưa 1/17/2020
Thiết bị chiếu sáng không cần điện của Việt Nam nộp đơn đăng ký sáng chế tại Mỹ 1/10/2020
Pin lithium-lưu huỳnh hiệu suất cao nhất thế giới giúp điện thoại dùng đến 5 ngày 1/10/2020
Thiết bị chiếu sáng không cần điện của Việt Nam nộp đơn đăng ký sáng chế tại Mỹ 1/7/2020
Phương thức mới làm sạch bụi trên các tấm pin mặt trời 1/7/2020
Pin làm từ nước biển sạc được 80% trong 5 phút, hiệu năng tốt hơn, an toàn hơn 1/1/2020
Giải pháp “đóng băng” pin lithium ion bằng nitơ lỏng, tránh pin phát nổ nếu có va chạm 1/1/2020
Tạo nhiệt hơn 1.000 độ C từ nắng 1/1/2020
Lấy cảm hứng từ lá sen để làm sạch bụi trên các tấm pin mặt trời 1/1/2020
Thiết kế pin mới lưu trữ tốt hơn cho lưới năng lượng tái tạo 12/15/2019
Pin mặt trời hữu cơ mới lập kỷ lục thế giới về hiệu suất 12/15/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119964650 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn