Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hoàn thiện công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Giò (Rachycentron canadum) 11:54 AM,1/8/2020

Cá chẽm (Lates calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum) là hai đối tượng đang được phát triển nuôi thương phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao. Mặc dù nghề nuôi cá Giò ở nước ta đã phát triển trên 15 năm nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá tạp. Có 80% sản lượng nuôi dùng cá tạp và chỉ khoảng 20% dùng thức ăn viên. Đối với cá chẽm thì đa phần người nuôi dùng thức ăn công nghiệp đã bán trên thị trường, tuy nhiên giá thức ăn cao. Trước yêu cầu đó, việc hoàn thiện những công nghệ hiện có và chuyển giao công nghệ này đến các cơ sở sản xuất thức ăn là điều cần thiết.

Dự án được thực hiện dựa trên kết quả từ đề tài KC 06.15/06-10 “Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá Chẽm, cá Giò phục vụ xuất khẩu” do Ts. Vũ Anh Tuấn làm chủ nhiệm và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II làm chủ trì đã được nghiệm thu. Với mục tiêu: Các công thức thức ăn công nghiệp được hoàn thiện cho cá Chẽm giống, cá Chẽm thịt, cá Giò giống và cá Giò thịt có thành phần dinh dưỡng tốt hơn hoặc bằng các sản phẩm cùng loại có thương hiệu trên thị trường, hệ số thức ăn cho cá Chẽm thấp dưới 1,5 và cho cá Giò thấp dưới 1,7. Hoàn thiện được công nghệ sản xuất thức ăn để sản xuất thức ăn có đường kính viên từ 1,5 mm đến 16,0 mm và tẩm dầu từ 12 - 20 % lipid. Đồng thời có thể sản xuất và tiêu thụ 200 tấn thức ăn công nghiệp nuôi cá Chẽm, 200 tấn thức ăn nuôi cá Giò.

Dự án đã hoàn thành 10/10 chuyên đề thuộc nội dung 1, 3/3 chuyên đề của nội dung 2, 4/4 chuyên đề của nội dung 3. Kết quả cho thấy tăng trưởng và hệ số thức ăn của cá Chẽm, cá Giò ảnh hưởng lớn đến các yếu tố vi lượng như: vitamin B3, sắt, kẽm, chất dẫn dụ và taurine ở các nồng độ khác nhau. Các nghiên cứu đã xác định được mức tối đa có thể bổ sung các vi lượng. Phương pháp tối ưu để bổ sung probiotic vào thức ăn cho cá cũng đã được tìm ra là dùng tẩm probiotic bằng dầu dùng máy hút chân không. Có 06 công thức thức ăn gồm: 03 công thức thức ăn nuôi cá Chẽm và 03 công thức thức ăn nuôi cá Giò đã được hoàn thiện. 01 dây chuyền sản xuất thức ăn viên nổi cho cá Chẽm, cá Giò có năng suất 300-500 kg/h có khả năng sản xuất thức ăn cỡ đường kính viên thức ăn từ 2,0 đến 16 mm, độ đạm của thức ăn đạt từ 42 đến 55%, hàm lượng lipid đạt 10-20%. Đã đào tạo được 02 kỹ thuật viên và 02 công nhân để vận hành thành thạo dây chuyền. Phối hợp với Công ty Tomking, công ty Tôm Phụng Hoàng đã sản xuất ra 415 tấn thức ăn gồm: 210 tấn thức ăn cho cá chẽm và 204 tấn thức ăn nuôi cá giò bán ra thị trường.

1. Dự án đã hoàn thiện được 03 công thức thức ăn cho cá chẽm và 03 công thức thức ăn cho cá giò. Các công thức thức ăn được bổ sung 200 mg/kg vitamin B3; 80 mg/kg sắt; 90 mg/kg kẽm; 3% bột cá thủy phân cho thức ăn cá chẽm và 2% bột cá thủy phân cho thức ăn cá Giò; hàm lượng taurine từ 1 đến 1,4%;

2. Các công thức thức ăn được dùng phương pháp trộn probiotic vào dầu và tẩm thức ăn bằng máy hút chân không để bổ sung Bacillus substilis, Lactobacillus acidophilus; Saccharomyces cerevisiae.

3. Hoàn thiện được dây chuyền có thể sản xuất thức ăn từ cỡ viên 2,0 đến 16,0 mm; thức ăn có thể tẩm dầu từ 10 đến 20% lipid; dây chuyền có năng suất ổn định từ 300 đến 500 kg/giờ. Thức ăn nuôi cá chẽm, cá giò ở dạng viên nổi từ 65-95%, tuỳ cở viên.

4. Đã hoàn thành 2 quy trình sản xuất thức ăn nuôi cá Chẽm, cá Giò.

5. Nuôi thử nghiệm thức ăn của dự án cho cá chẽm có hệ số thức ăn 0,8 và chi phí thức ăn là 21.200 đ/kg cá ở giai đoạn từ 10 đến 100 g/con; hệ số thức ăn là 1,4 và chi phí thức ăn là 39.700 đ/kg cá cho giai đoạn từ 100 đến 500 g và hệ số thức ăn là 1,8 và chi phí thức ăn là 50.000 đ/kg cá cho giai đoạn từ 500 đến 2200 g/con.

6. Nuôi thử nghiệm thức ăn nuôi cá Giò có hệ số thức ăn là 1,4 và chi phí thức ăn là 38.000 đ/kg cá giai đoạn từ 50 đến 1000 g/con; hệ số thức ăn là 1,3 và chi phí thức ăn là 35.810 đ/kg cá ở giai đoạn từ 1,0 đến 2,0 kg/con; hệ số thức ăn là 2,4 và chi phí thức ăn là 68,200 đ/kg cá. Chi phí thức ăn viên thấp hơn hoặc bằng với cá tạp khi nuôi cá giò.

7. Dự án đã hợp tác với các đơn vị phối hợp sản xuất 415 tấn thức ăn gồm: công ty CP thức ăn thủy sản TOMKING là 13 tấn, Công ty Tôm Phụng Hoàng là 402 tấn.

8. Thức ăn sản xuất nuôi cá Chẽm, cá Giò có giá thành thấp khoảng 14.700-17.500 đ/kg khi không được dự án hỗ trợ công nghệ, dây chuyền sản xuất. Giá thành thức ăn là 22.327 đ/kg khi không có sự hỗ trợ của dự án. Năng suất của dây chuyền đạt thấp nhất là 1760 tấn/năm và thời gian hoàn vốn là 2,4 năm; tỷ lệ lãi ròng so với vốn đầu tư là 26,2% và lãi ròng so với doanh thu là 2,2%.

9. Dự án đã đào tạo được 2 kỹ thuật viên và 2 công nhân có thể vận hành thành thạo quy trình sản xuất thức ăn với quy mô 300-500 kg/giờ.

10.Có 06 sản phẩm thức ăn của dự án gồm: 03 sản phẩm thức ăn cá Chẽm, 03 sản phẩm thức ăn cá Giò đã được công ty cổ phần kiểm định và cấp chứng nhận Vinacert kiểm tra.

11.Dự án đã có 02 bài trình bày tại diễn đàn thức ăn thuỷ sản khu vực.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 15272/2018) tại Cục Thông tin KH&CNQG.

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Đánh giá tác động di truyền của việc di nhập cá trê phi và nghề nuôi cá trê lai (Clarias macrocephalus x C. gariepinus) đến nguồn gien cá trê vàng (C. macrocephalus) bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long 1/8/2020
Mỹ và Pháp hợp tác theo dõi sinh vật biển từ vũ trụ 12/15/2019
Bình Định: Sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm cá dìa bông 4/16/2019
Cà Mau: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận để phát triển sản phẩm cá bóp Hòn Chuối 4/16/2019
Hải Phòng: Nghiên cứu xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo ốc đụn cái 4/12/2019
Bình Định: Sinh sản nhân tạo, ương và nuôi thương phẩm cá dìa bông 4/12/2019
Hà Tĩnh: Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh 2/20/2019
Kiên Giang: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh hai giai đoạn trên hồ trải bạt 2/20/2019
Cà Mau: Mô hình nuôi cua biển quảng canh cải tiến hai giai đoạn tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình 2/20/2019
Cà Mau: Nuôi tôm chân trắng thâm canh theo quy trình công nghệ Semi - Biofloc tại xã Tân Hải, huyện Phú Tân 12/4/2018
Phú Yên: Xây dựng mô hình nuôi cá chẽm trong thủy vực nước ngọt quy mô nông hộ 12/4/2018
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc trong vùng nước lợ Hải Phòng 11/23/2018
Bến Tre: Nghiên cứu và ứng dụng quy trình sản xuất chả cá sạch, không phụ gia từ một số loài cá biển theo công nghệ Nhật Bản 11/22/2018
Phát hiện “công tắc” để tăng sự tích tụ của tinh bột trong tảo 11/16/2018
Nghệ An: Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật sản xuất Tảo Nanochloropsis aculata và Dunaliella salina 11/16/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119993081 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn