Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đẩy mạnh công nghệ sản xuất vắc-xin tái tổ hợp hiệu năng cao MutiBac ở Việt Nam 10:53 AM,12/15/2019

Nhằm cập nhật, tiếp thu các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất vắc-xin, ngày 26/11/2019, Công ty VaBiotech (Bộ Y tế) phối hợp với Đại học Bristol (Vương quốc Anh) tổ chức buổi chia sẻ kiến thức mang tính đột phá giúp ngăn ngừa bùng phát của dịch cúm gia cầm và bệnh dại; đồng thời giới thiệu một số kết quả hợp tác ban đầu trong hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin thế hệ mới.

Đại diện Công ty VaBiotech cho biết, hiện cán bộ khoa học của đơn vị đang cùng tham gia chương trình đào tạo và nhóm nghiên cứu của GS Imre Berger (Đại học Bristol) để tiếp thu công nghệ sản xuất tái tổ hợp hiệu năng cao MutiBac. MutliBac phù hợp với sản xuất vắc-xin mới với số lượng lớn trên các tế bào côn trùng có thể dễ dàng nuôi cấy với chi phí thấp. Đến nay, công nghệ này đã được chuyển giao cho hàng chục doanh nghiệp lớn về vắc-xin và trên 1.000 phòng thí nghiệm của các trường đại học ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, VaBiotech là đơn vị đầu tiên thực hiện hợp tác chuyển giao công nghệ này.
Theo GS Imre Berger, với ưu điểm vượt trội về chất lượng, thời gian, số lượng vắc-xin, đến nay công nghệ này đảm bảo cung cấp đủ lượng vắc-xin cho việc chống lại các đại dịch bùng phát ở các quốc gia và các đơn vị chuyển giao công nghệ này đã phát huy hiệu quả cao trong nghiên cứu, sản xuất vắc-xin. Trong khi ở Việt Nam vẫn tiềm ẩn nguy cơ cúm gia cầm gia tăng thì việc triển khai một loại vắc-xin phù hợp giúp ngăn ngừa đại dịch là một hướng đi phù hợp. Công nghệ mới này sẽ giúp rút ngắn thời gian sản xuất vắc xin từ 3 tháng xuống còn 3 tuần, đáp ứng yêu cầu giải quyết các bệnh dịch một cách nhanh chóng, triệt để.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam


Send Print  Back
The news brought
Nước uống chức năng từ lá dâu tằm 12/13/2019
Chất quý từ gạo gây chết tế bào ung thư 10/25/2019
Tạo sản phẩm giảm đau từ tinh dầu tràm 10/9/2019
Nghiên cứu tạo chế phẩm tự nhiên từ một số loài rong biển (macroalgae) Việt Nam 10/9/2019
Nghiên cứu ô dược làm trắng da 10/9/2019
Giống vi tảo VNUA 03 10/2/2019
Sản xuất tá dược tan từ tinh bột sắn ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm 10/2/2019
Sản xuất thành công thuốc Pegfilgrastim phối hợp điều trị ung thư 10/2/2019
Tế bào gốc cấy ghép trong não chuột tồn tại không cần thuốc chống thải ghép 10/1/2019
Tin sinh học: hiện tại và trong tương lai 10/1/2019
Giống vi tảo VNUA 03 9/19/2019
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích: “Quy trình định lượng nồng độ fructoza trong tinh dịch bằng phương pháp so màu” 9/19/2019
Sản xuất tá dược tan từ tinh bột sắn ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm 9/19/2019
Bến Tre: Nghiên cứu quy trình sản xuất phân bón hữu cơ sinh học từ nguồn protein - Phế thải của quá trình chế biến thuỷ sản 9/4/2019
Phát minh ra cách tẩy mực in trên giấy 8/18/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119078579 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn