Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phân tích, tổng hợp thông tin từ Web 2.0 và ứng dụng trong việc hỗ trợ cảnh báo dịch bệnh 3:14 PM,11/1/2019

Việc cảnh báo sớm các sự bùng phát có thể góp phần đưa ra các hành động quản lý và can thiệp nhanh. Đây chính là động cơ đằng sau tầm nhìn năm 2005 của hội nghị Sức khỏe Thế giới Thường niên (IHR). IHR-2005 cung cấp một khung pháp lý quốc tế cho việc phát hiện sớm, báo cáo và phản ứng đối với các dịch bệnh truyền nhiễm. Các quốc gia thành viên WHO phải có bổn phận về phát triển và duy trì các năng lực giám sát, báo cáo, thông báo, xác minh và phản ứng. Bất kỳ quốc gia nào có thông tin về dịch bệnh thì phải có bổn phận báo cáo với WHO trong vòng 24 giờ. IHR-2005 được đưa ra để đảm bảo nhận biết các sự bùng phát dịch bệnh kịp thời và có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng quốc tế và có biện pháp quản lý hiệu quả trước khi chúng lây lan.

Xét về lịch sử, nhiều sự bùng phát đã được báo cáo thông qua các mạng không chính thức của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Những mạng này giúp phát hiện nhanh nhạy, kịp thời các bùng phát quan trọng và tiềm tàng. Chúng khác so với việc theo dõi sức khỏe cộng đồng truyền thống được đề cập trong IHR, thường dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học cổ điển, các dữ liệu bệnh sử hay trong phòng thí nghiệm, và tính ứng dụng của chúng thường đi sau các sự kiện mà chúng mô tả hàng ngày hoặc hàng tháng. Phương pháp tiếp cận này có thể kém chính xác hơn so với việc theo dõi sức khỏe cộng đồng truyền thống, dù vậy nếu đem so sánh nó có thể phù hợp với việc thiết kế một mạng cung cấp cảnh báo sớm.

Các dịch vụ cung cấp tin tức RSS là một trong những nhân tố đầu tiên hình thành nên Web 2.0 với hai ưu điểm chính: 1) khả năng tổng hợp/tích hợp và cung cấp thông tin, và 2) tốc độ cập nhật nhanh. Hai yếu tố này đáp ứng về cơ bản điều kiện cần cho một hệ thống cảnh báo, dự báo. Tuy nhiên điều kiện đủ là cần phải phát triển các công cụ mạnh để phân tích các thông tin RSS này. Trong phạm vi nhiệm vụ, chúng tôi đề xuất nghiên cứu việc phân tích xử lý thông tin từ các dịch vụ cung cấp tin tức RSS tiếng Việt để xây dựng một hệ thống hỗ trợ phát hiện theo dõi dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về Web 2.0, xử lý tiếng Việt, việc hợp tác với những nhóm nghiên cứu trong các lĩnh vực này là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự thành công của đề tài. Để đạt được mục tiêu, Cơ quan chủ trì Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS Nguyễn Thị Ngọc Vinh cùng thực hiện đề tài.

Sau thời gian nghiên cứu, Đề tài đã hoàn thành về số lượng và chất lượng các sản phẩm đăng ký trong hợp đồng KHCN và thuyết minh đề tài. Cụ thể, nhóm đề tài đã xây dựng thành công phần mềm có khả năng giám sát và tổng hợp tin về dịch bệnh từ nguồn RSS trên các báo điện tử với các chỉ tiêu chất lượng như sau: i) độ chính xác phân loại tin trên 85%; ii) độ chính xác tách tên bệnh và địa danh (F-measure) trên 80%; iii) tốc độ xử lý 100 tin RSS dưới 5 giây; iv) có khả năng xử lý tốt bản tin tiếng Việt.

Sản phẩm phần mềm do nhóm đề tài xây dựng có chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại trên thế giới (chẳng hạn hệ thống Biocaster của Nhật), đồng thời có khả năng xử lý trực tiếp tiếng Việt, thay vì phải thông qua công cụ dịch tự động như Google translate, do vậy cho kết quả xử lý tin tiếng Việt kịp thời và chính xác hơn.

Phần mềm sản phẩm đề tài có thể phục vụ việc theo dõi thông tin về dịch bệnh phục vụ công tác theo dõi, cảnh báo sớm trong lĩnh vực vệ sinh dịch tễ và y tế cộng đồng.

Các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu văn bản phát triển trong phạm vi đề tài cũng như cách thức xây dựng phần mềm có thể mở rộng cho các dạng thông tin khác ngoài RSS, cũng như phục vụ theo dõi, giám sát thông tin trong nhiều lĩnh vực ngoài y tế và thú y.

Các hướng nghiên cứu trong phạm vi đề tài đều có khả năng tiếp tục phát triển nếu được đầu tư nghiên cứu trong tương lai.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 139993/2017) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia


Việc cảnh báo sớm các sự bùng phát có thể góp phần đưa ra các hành động quản lý và can thiệp nhanh. Đây chính là động cơ đằng sau tầm nhìn năm 2005 của hội nghị Sức khỏe Thế giới Thường niên (IHR). IHR-2005 cung cấp một khung pháp lý quốc tế cho việc phát hiện sớm, báo cáo và phản ứng đối với các dịch bệnh truyền nhiễm. Các quốc gia thành viên WHO phải có bổn phận về phát triển và duy trì các năng lực giám sát, báo cáo, thông báo, xác minh và phản ứng. Bất kỳ quốc gia nào có thông tin về dịch bệnh thì phải có bổn phận báo cáo với WHO trong vòng 24 giờ. IHR-2005 được đưa ra để đảm bảo nhận biết các sự bùng phát dịch bệnh kịp thời và có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng quốc tế và có biện pháp quản lý hiệu quả trước khi chúng lây lan.

Xét về lịch sử, nhiều sự bùng phát đã được báo cáo thông qua các mạng không chính thức của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Những mạng này giúp phát hiện nhanh nhạy, kịp thời các bùng phát quan trọng và tiềm tàng. Chúng khác so với việc theo dõi sức khỏe cộng đồng truyền thống được đề cập trong IHR, thường dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học cổ điển, các dữ liệu bệnh sử hay trong phòng thí nghiệm, và tính ứng dụng của chúng thường đi sau các sự kiện mà chúng mô tả hàng ngày hoặc hàng tháng. Phương pháp tiếp cận này có thể kém chính xác hơn so với việc theo dõi sức khỏe cộng đồng truyền thống, dù vậy nếu đem so sánh nó có thể phù hợp với việc thiết kế một mạng cung cấp cảnh báo sớm.

Các dịch vụ cung cấp tin tức RSS là một trong những nhân tố đầu tiên hình thành nên Web 2.0 với hai ưu điểm chính: 1) khả năng tổng hợp/tích hợp và cung cấp thông tin, và 2) tốc độ cập nhật nhanh. Hai yếu tố này đáp ứng về cơ bản điều kiện cần cho một hệ thống cảnh báo, dự báo. Tuy nhiên điều kiện đủ là cần phải phát triển các công cụ mạnh để phân tích các thông tin RSS này. Trong phạm vi nhiệm vụ, chúng tôi đề xuất nghiên cứu việc phân tích xử lý thông tin từ các dịch vụ cung cấp tin tức RSS tiếng Việt để xây dựng một hệ thống hỗ trợ phát hiện theo dõi dịch bệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về Web 2.0, xử lý tiếng Việt, việc hợp tác với những nhóm nghiên cứu trong các lĩnh vực này là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho sự thành công của đề tài. Để đạt được mục tiêu, Cơ quan chủ trì Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS Nguyễn Thị Ngọc Vinh cùng thực hiện đề tài.

Sau thời gian nghiên cứu, Đề tài đã hoàn thành về số lượng và chất lượng các sản phẩm đăng ký trong hợp đồng KHCN và thuyết minh đề tài. Cụ thể, nhóm đề tài đã xây dựng thành công phần mềm có khả năng giám sát và tổng hợp tin về dịch bệnh từ nguồn RSS trên các báo điện tử với các chỉ tiêu chất lượng như sau: i) độ chính xác phân loại tin trên 85%; ii) độ chính xác tách tên bệnh và địa danh (F-measure) trên 80%; iii) tốc độ xử lý 100 tin RSS dưới 5 giây; iv) có khả năng xử lý tốt bản tin tiếng Việt.

Sản phẩm phần mềm do nhóm đề tài xây dựng có chất lượng tương đương sản phẩm cùng loại trên thế giới (chẳng hạn hệ thống Biocaster của Nhật), đồng thời có khả năng xử lý trực tiếp tiếng Việt, thay vì phải thông qua công cụ dịch tự động như Google translate, do vậy cho kết quả xử lý tin tiếng Việt kịp thời và chính xác hơn.

Phần mềm sản phẩm đề tài có thể phục vụ việc theo dõi thông tin về dịch bệnh phục vụ công tác theo dõi, cảnh báo sớm trong lĩnh vực vệ sinh dịch tễ và y tế cộng đồng.

Các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu văn bản phát triển trong phạm vi đề tài cũng như cách thức xây dựng phần mềm có thể mở rộng cho các dạng thông tin khác ngoài RSS, cũng như phục vụ theo dõi, giám sát thông tin trong nhiều lĩnh vực ngoài y tế và thú y.

Các hướng nghiên cứu trong phạm vi đề tài đều có khả năng tiếp tục phát triển nếu được đầu tư nghiên cứu trong tương lai.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 139993/2017) tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia.

Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Send Print  Back
The news brought
Huawei lập kỷ lục về tốc độ mạng 5G 10/25/2019
Quảng Trị: Ứng dụng Hệ thống cảm biến trong điều khiển, theo dõi, giám sát từ xa quá trình chăm sóc cây nông nghiệp 10/25/2019
Thành lập Viện Công nghệ thông tin và Kinh tế số 10/25/2019
Bộ điều khiển maXTouch đơn chip hỗ trợ màn hình cảm ứng đến 20 inch trên ô tô 10/9/2019
Mạng cảm biến không dây ứng dụng IoT trong nuôi tôm nước lợ 10/9/2019
Ra mắt dòng sản phẩm chuyển đổi tín hiệu Analog sang Digital tốc độ cao 10/9/2019
Ứng dụng công nghệ mô phỏng 3D và định vị GPS trong việc hỗ trợ cứu hỏa 10/9/2019
Tiết kiệm nhờ ứng dụng công nghệ in 3D 10/9/2019
Nhà khoa học nữ 29 tuổi đứng sau thuật toán chụp hố đen vũ trụ 10/9/2019
Thiết bị giúp cây trồng phát triển tươi tốt hơn 10/9/2019
Sáng tạo thành công mô hình “Ngôi nhà thông minh” 10/9/2019
Thiết bị giúp các nhà phát triển điện toán công nghiệp tích hợp chuẩn eSPI 10/9/2019
Ứng dụng phần mềm VFSC trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc thực phẩm 10/9/2019
Chế tạo thành công máy dò phát hiện thiết bị công nghệ cao trong gian lận thi cử 10/9/2019
Nghiên cứu đánh giá phát tán phóng xạ tầm xa 10/9/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119889389 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn