Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào Nhật Bản và Tài liệu giới thiệu các quy định đối với nông sản nhập khẩu vào Nhật Bản 4:18 PM,10/30/2019

Ngày 25/10/2019, trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản thuộc Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, các hội thảo khoa học góp ý hoàn thiện cho “Sổ tay hướng dẫn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào Nhật Bản” và “Tài liệu giới thiệu các quy định tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định khác đối với nông sản nhập khẩu vào Nhật Bản” đã được tổ chức tại Hà Nội.

Các Hội thảo này là một trong những nội dung được triển khai nhằm thực thi những cam kết hợp tác giữa Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản đã đạt được thông qua Bản ghi nhớ hợp tác về chỉ dẫn địa lý mà hai Cơ quan đã ký vào tháng 6/2017.

Thị trường Nhật Bản là thị trường nhiều tiềm năng đối với nông sản của Việt Nam. Trong bối cảnh có nhiều yếu tố thuận lợi hội tụ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm trong đó có nông sản sang Nhật Bản như: Hiệp định Đối tác kinh tế Việt – Nhật được triển khai đồng bộ từ năm 2010 đến nay với điểm mấu chốt quan trọng là việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật Bản; Sự ưa chuộng nông sản nhiệt đới của thị trường Nhật do sự khác biệt giữa các mùa vụ, chủng loại; Nhu cầu nhập khẩu nông sản của Nhật gia tăng, việc Chính phủ Nhật Bản thông qua Luật Chỉ dẫn địa lý vào tháng 6 năm 2015 chính là một yếu tố thuận lợi gia tăng cho quá trình xuất khẩu các sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Việt Nam vào Nhật Bản.

Ở một khía cạnh khác, để đảm bảo được mục tiêu xuất khẩu các sản phẩm chỉ dẫn địa lý của Việt Nam vào Nhật Bản, các sản phẩm của Việt Nam cần đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ chỉ dẫn địa lý, các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe của thị trường Nhật Bản cũng như cần phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về quảng cáo, tiếp thị và bán sản phẩm hàng hóa tại Nhật Bản.

Xuất phát từ yêu cầu đó, Dự án “Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản” đã hỗ trợ xây dựng cuốn “Sổ tay hướng dẫn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào Nhật Bản” và “Tài liệu giới thiệu các quy định tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và một số quy định khác đối với nông sản nhập khẩu vào Nhật Bản” nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam khi tiến hành đăng ký chỉ dẫn địa lý, xuất khẩu sản phẩm nông lâm sản và thực phẩm vào thị trường vào Nhật Bản trong thời gian tới.

Sau khi hoàn thành bản dự thảo các tài  liệu nói trên, Dự án đã tổ chức các Hội thảo khoa học xin ý kiến góp ý về mặt chuyên môn của các chuyên gia, đại diện của một số địa phương có các sản phẩm chỉ dẫn địa lý tiềm năng có thể xuất khẩu sang Nhật Bản để hoàn thiện và xuất bản tài liệu nhằm phổ biến rộng rãi đến tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận.

Tại các Hội thảo, các chuyên gia đến từ Cục Sở hữu trí tuệ đã giới thiệu về nội dung của “Sổ tay hướng dẫn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào Nhật Bản”, trình bày tổng quan về các quy định pháp luật của Nhật Bản về bảo hộ chỉ dẫn địa lý; các chuyên gia đến từ Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương) đã có bài trình bày về các chủ đề liên quan đến những quy định chung về nông sản, thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản, quy định đối với một số loại nông sản cụ thể như cà phê, rau quả, đường, muối, thủy sản... và những quy định về quảng cáo, tiếp thị và bán sản phẩm hàng hóa tại Nhật Bản. Các hội thảo đã nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, đại diện của các địa phương và nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc và đa dạng về mặt chuyên môn.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc của các chuyên gia thuộc Dự án, sự công phu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện sản phẩm, các tài liệu nói trên được kỳ vọng sẽ là cẩm nang hữu ích giúp cho các cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý, hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam thuận lợi hơn khi thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý và xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Nhật Bản.

Nguồn: Cục Sở hữu trí tuệ

Send Print  Back
The news brought
Hội thảo thường niên khu vực ASEAN về Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp 10/30/2019
Nhu cầu nâng cao năng lực quản trị tài sản trí tuệ và thương mại hóa công nghệ của các viện, trường 10/30/2019
Lễ bế giảng khóa đào tạo JINED về công nghệ nhà máy điện hạt nhân lần thứ nhất 10/30/2019
39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường châu Âu 10/25/2019
VKIST khởi động những dự án nghiên cứu đầu tiên 10/25/2019
Sinh viên thiết kế hệ thống tự động tưới khi cây 'khát' nước 10/25/2019
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ để bảo vệ tầng ozone 10/25/2019
Việt Nam sản xuất túi nylon tự hủy từ nhựa phế thải 10/25/2019
VinTech rót tiền tỷ cho 12 dự án khoa học 10/25/2019
Nghiên cứu về hệ gene người Việt tìm ra nhiều bệnh hiếm gặp 10/25/2019
Lần đầu tiên Việt Nam mở phòng thí nghiệm tại nước ngoài 10/25/2019
Việt Nam sẽ có cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp 10/25/2019
Hơn 100 chuyên gia bàn cơ hội sản xuất vi mạch ở Việt Nam 10/25/2019
Chỉ 20% nghiên cứu có tính mới được 'ươm mầm' 10/25/2019
Ba giải pháp cho người khuyết tật nhận thưởng 16.000 USD 10/25/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119072687 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn