Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hơn 100 chuyên gia bàn cơ hội sản xuất vi mạch ở Việt Nam 3:41 PM,10/25/2019

Việt Nam có nhiều kỹ sư trẻ, cơ chế thuận lợi cho phát triển vi mạch nhưng nhân lực không được đào tạo bài bản nên chỉ gia công, đóng gói.

Trong hai ngày 8-9/10, hơn 100 chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia hội thảo tại Hà Nội, chia sẻ về những nghiên cứu mới cũng như thách thức và cơ hội cho Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất vi mạch (WeFab). Các thảo luận tập trung chủ đề mô phỏng và mô hình hóa vi mạch; thiết kế và chế tạo IC chuyên biệt; công nghệ cảm biến; công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó tới nền công nghiệp tương lai của Việt Nam...

Đến từ Đại học Nam Australia, ông Trần Phú Duy, chuyên gia nghiên cứu cảm biến và vi mạch, cho biết đơn vị này đang có hợp tác với Viện Ứng dụng công nghệ của Việt Nam nghiên cứu và chế tạo cảm biến sinh hóa với độ nhạy siêu cao (cảm biến nano) có thể phát hiện nhanh nguy cơ tiền sản giật (các rối loạn mang thai tăng huyết áp...). Theo ông Duy Việt Nam hiện có nhiều nhóm nghiên cứu, nếu có hợp tác cụ thể để tạo ra sản phẩm ứng dụng vào thực tế sẽ tận dụng được lợi thế. Khi đó các kỹ sư sẽ được tham gia phát triển công nghệ nguồn từ ban đầu, có cơ hội học hỏi nâng cao trình độ nhanh hơn.

"Việt Nam cần có cơ chế thu hút những chuyên gia, nhà nghiên cứu có kiến thức mới, có khả năng đào tạo đội ngũ kỹ sư kế cận để phát triển ngành công nghiệp vi mạch", ông Duy nói.

Cũng quan điểm này PGS Mai Anh Tuấn, Viện Ứng dụng công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, "hiện cơ chế phát triển lĩnh vực vi mạch của Việt Nam thuận lợi, đội ngũ kỹ sư trẻ tài năng nhưng do chưa được đào tạo bài bản nên không tận dụng được chuỗi giá trị của ngành này". Theo ông Tuấn đây là lý do khiến việc nghiên cứu và chế tạo vi mạch của Việt Nam chưa phát triển đúng như mong muốn và còn làm thuê, gia công là chủ yếu.

Tại hội thảo đại diện nhiều tập đoàn lớn của thế giới cũng tham gia nhằm tìm kiếm cơ hội kết nối tại Việt Nam. Trong số này có CM Engineering, Công ty Corial – CH Pháp; Công ty EV Group – CH Áo, NanoSens của Hà Lan và nhiều tập đoàn đến từ Hàn Quốc, Đài Loan... Ngoài các thảo luận tại phiên toàn thể về bức tranh toàn cảnh ứng dụng IoT, định hướng các nghiên cứu cơ bản các tập đoàn cũng chia sẻ nhu cầu và năng lực hợp tác. Các chuyên gia đến từ các tập đoàn này cũng có buổi đào tạo cho các giảng viên của đại học Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch, cảm biến.

Nguồn: Vnexpress

Send Print  Back
The news brought
Chỉ 20% nghiên cứu có tính mới được 'ươm mầm' 10/25/2019
Ba giải pháp cho người khuyết tật nhận thưởng 16.000 USD 10/25/2019
Sắp diễn ra triển lãm công nghệ nông lâm, ngư nghiệp 10/25/2019
Việt Nam chuẩn bị chế tạo vệ tinh 600 kg 10/25/2019
Nghệ An: Ứng dụng tiến bộ KHKT xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm các sản phẩm từ cây sen 10/25/2019
Quảng Trị: Xây dựng mô hình sản xuất giống dịch thể và nuôi trồng nấm Mối đen thương phẩm 10/25/2019
Khánh Hòa: Nhân rộng kết quả đề tài Chuyển giao hệ thống bơm thủy năng phục vụ tưới trong nông nghiệp 10/25/2019
Đồng Nai: Nghiên cứu tuyển chọn cá thể đầu dòng đối với một số loại cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao 10/25/2019
Đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Cần dự án khởi nghiệp đột phá, táo bạo 10/25/2019
Growtech Việt Nam 2019: Nơi chuyển giao công nghệ ngành nông – lâm – ngư nghiệp 10/25/2019
Nữ trí thức với khoa học và công nghệ vì sự phát triển bền vững 10/25/2019
Tổng số tiền quan tâm đầu tư dành cho startup vùng ĐBSCL lên đến 755.000 USD 10/25/2019
Hội thảo “thúc đẩy nhãn sinh thái dựa trên học tập chuyển đổi tại các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam” 10/24/2019
VKIST khai trương phòng thí nghiệm về lĩnh vực công nghệ sinh học tại Hàn Quốc 10/24/2019
Việt Nam -Thụy Sỹ: Thúc đẩy hợp tác song phương về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ 10/24/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119048005 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn