Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Màng bao thực phẩm có khả năng kháng khuẩn 1:55 PM,10/9/2019

Nghiên cứu tạo màng Pectin – Carboxymethyl Cellulose có cố định tinh dầu sả, nhóm nghiên cứu Ngô Thị Minh Phương, Nguyễn Thanh Hội, Trường đại học sư phạm kỹ thuật, Trần Thị Xô, Trường đại học bách khoa.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng vật liệu plastic ngày càng lớn đã gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống. Hơn nữa, vật liệu plastic có hại và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Việc phát triển những màng sinh học có khả năng kháng vi sinh vật và ăn được đáp ứng được việc bảo quản thực phẩm sẽ đem lại sự an toàn cho người tiêu dùng là một việc có ý nghĩa vô cùng cần thiết. Màng ăn được thường được sản xuất chủ yếu từ các nguồn polysaccharide không độc, trong đó có Pectin và Carboxymethyl cellulose (CMC). Pectin có khả năng tạo màng, ưu điểm của màng pectin là có khả năng làm rào cản khí oxy rất tốt nhưng lại có độ hòa tan trong nước cao. CMC có khả năng cải thiện độ bền cơ học và tính chất rào cản của màng tinh bột. Tinh dầu sả thì được ứng dụng nhiều trong sản xuất nước hoa và một số ngành với vai trò là chất kháng khuẩn, kháng nấm,…

Mục tiêu của nghiên cứu này là lựa chọn tỷ lệ phối trộn giữa pectin và CMC nhằm tạo ra loại màng có những tính chất hóa lý tốt, sau đó bổ sung tinh dầu sả nhằm nâng cao khả năng kháng khuẩn và cải thiện một số tính chất vật lý của màng.

Việc tạo màng có bổ sung tinh dầu sả có hạn chế bởi khả năng tạo mùi mạnh của tinh dầu sả. Nếu nghiên cứu này thành công, màng pectin/CMC bổ sung tinh dầu sả là loại màng tiềm năng để bảo quản các sản phẩm thịt.

Qua nghiên cứu cho thấy, dung dịch tạo màng P/CMC không có khả năng kháng các chủng E.Coli, Saccharomyces Serevisiae, Aspergillus niger, nhưng dung dịch tạo màng P/CMC bổ sung tinh dầu sả có khả năng kháng các chủng vi sinh vật nghiên cứu. Khi hàm lượng tinh dầu sả càng tăng thì đường kính vòng kháng khuẩn càng tăng. Một trong những thành phần quan trọng của tinh dầu sả có khả năng kháng vi sinh vật đó là citral, một hợp chất andehyde monoterpene không bão hòa, citral ức chế sự phát triển của vi sinh vật bằng cách phá hủy màng tế bào, nên khi bổ sung vào hàm lượng càng nhiều thì đường kính vòng kháng vi sinh vật sẽ càng tăng. Như vậy, màng P/CMC3 bổ sung tinh dầu sả có thể ứng dụng trong bảo quản thực phẩm.

Khả năng hút ẩm của màng giảm khi hàm tinh dầu sả bổ sung vào màng tăng. Kết quả này cho thấy, việc bổ sung tinh dầu sả đã làm giảm khả năng hút ẩm của màng P/CMC3. Có thể giải thích tinh dầu sả không có khả năng hấp thụ ẩm, chúng phân bố trong mạng lưới màng và bề mặt, tạo nên những vùng nhỏ bẫy các vị trí ưa nước, có thể làm giảm sự khuếch tán các phân tử nước vào bên trong màng. Mặt khác, sự phân tán đồng đều của tinh dầu sả với kích thước nhỏ làm cho đường dẫn để ẩm hấp thụ vào màng càng dài, do đó kết quả làm giảm khả năng hấp thụ ẩm của màng P/CMC3. Kết quả này đưa ra khuyến nghị, màng P/CMC3 nên sử dụng trong điều kiện độ ẩm tương đối nhỏ hơn 75%. Việc bổ sung tinh dầu sả với hàm lượng 0,5% và 1% sẽ giúp cho màng P/CMC3 có thể sử dụng ở độ ẩm tương đối 86%. Đây cũng là một cải thiện đáng kể trong việc ứng dụng màng P/CMC3 trong việc bao gói thực phẩm nói riêng và bảo quản các sản phẩm trong điều kiện độ ẩm ở Việt Nam nói chung.

Qua thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã tạo được các màng pectin, màng CMC và màng hỗn hợp giữa pectin và CMC theo các tỷ lệ phối trộn khác nhau và xác định được các tính chất cơ bản của màng như độ dày, độ bền cơ học, độ hòa tan, góc tiếp xúc nước, độ thấm hơi nước, tỷ lệ truyền hơi nước và cấu trúc bề mặt màng. Trong các tỷ lệ phối trộn thì tỉ lệ 25:75 là tốt nhất vì màng này có độ hòa tan thấp, độ bền kéo đứt và độ giãn dài cao, độ thấm hơi nước, độ truyền hơi nước, độ truyền khí oxy thấp. Việc bổ sung tinh dầu sả với hàm lượng 0,5% và 1% đã cải thiện tính chất hidrate, tính kháng vi sinh vật của màng P/CMC phù hợp với mục đích bảo quản thực phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, màng P/CMC3 có bổ sung 1% tinh dầu sả có thể sử dụng làm màng bao thực phẩm, độ ẩm tương đối thích hợp nhất để sử dụng loại màng này nhỏ hơn 86%.

Nguồn: Báo khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Sinh viên nghiên cứu chế biến nước thanh long cô đặc 10/9/2019
Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích: “Quy trình định lượng nồng độ fructoza trong tinh dịch bằng phương pháp so màu” 10/2/2019
Phát minh ra thức uống chống oxy hóa từ sứa và cam quýt 8/18/2019
Bình Định: Sản xuất nước uống linh chi đảm bảo đầu ra cho người trồng nấm 2/20/2019
Đắk Lắk: Nghiên cứu chế biến vỏ quả ca cao làm thức ăn chăn nuôi 2/20/2019
Sử dụng vi tảo hấp thu khí CO2 trong sản xuất rượu vang 2/18/2019
Startup Israel tuyên bố làm được bò bít tết nhân tạo 2/18/2019
Vỏ bọc ăn được có thể giữ thực phẩm tươi lâu hơn 1/16/2019
Israel phát triển sản phẩm thịt bằng công nghệ in 3D 12/4/2018
Quảng Bình: Sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn 11/16/2018
Các nhà khoa học đã tạo ra các bữa ăn trường học in 3D 10/9/2018
Hệ thiết bị phân tích vết thủy ngân có độ nhạy gấp 1.000 lần QCVN 10/8/2018
Dây chuyền bóc tách trứng muối tự động đầu tiên ở Việt Nam 8/22/2018
Quy trình sản xuất tách uống cà phê từ chính… bã cà phê bỏ đi 8/16/2018
Xây dựng thành công quy trình công nghệ sản xuất bánh quy giàu xơ từ cám gạo 8/7/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119951108 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn