Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nhà khoa học nữ 29 tuổi đứng sau thuật toán chụp hố đen vũ trụ 1:53 PM,10/9/2019

Tiến sĩ Katie Bouman, nhà khoa học máy tính 29 tuổi, chính là người đã phát triển thuật toán giúp tạo ra bức ảnh đầu tiên chụp hố đen vũ trụ vừa được công bố ngày 10/4 vừa qua.

Tiến sĩ Katie Bouman là trưởng nhóm phát triển một chương trình máy tính đã khiến việc chụp ảnh hố đen trở nên khả thi. Bức ảnh ấn tượng có hình một quầng sáng, dường như là khói và bụi vũ trụ, bao quanh một điểm đen lớn.

Hố đen mà nhóm của Bouman chụp được cho là nằm ở trung tâm dải thiên hà khổng lồ M87, cách Trái đất khoảng 55 triệu năm ánh sáng và có khối lượng khoảng 6,6 tỷ lần khối lượng Mặt trời.

Tiến sĩ Bouman bắt tay vào thiết lập thuật toán cách đây 3 năm, khi đang là nghiên cứu sinh hệ thạc sĩ ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Tại đây, cô chỉ đạo dự án với sự hỗ trợ của nhóm chuyên gia đến từ Phòng thí nghiệm Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo thuộc MIT, Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian và Đài thiên văn Haystack của MIT.

Bức ảnh hố đen ban đầu được hệ thống kính viễn vọng Chân trời sự kiện (EHT) - một mạng lưới gồm 8 kính viễn vọng kết nối với nhau - chụp lại. Nhưng phải dựa vào thuật toán của Tiến sĩ Bouman, người ta mới có bức ảnh cuối cùng hoàn chỉnh, sau quá trình xử lý phức tạp.

Chỉ vài giờ sau khi bức ảnh được công bố, Tiến sĩ Bouman đã trở thành một hiện tượng quốc tế và tên cô đã được nhiều người nhắc tới, ca ngợi trên Twitter.

Cô Bouman đã gửi lời cảm ơn tới những đồng nghiệp giúp cô đạt được thành quả. Nỗ lực ghi hình hố đen, sử dụng mạng lưới kính viễn vọng ở nhiều địa điểm từ Nam Cực tới Chile, có sự tham gia của hơn 200 nhà khoa học. "Không ai trong chúng tôi có thể làm được một mình. Đó là thành quả công sức của nhiều người đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau", Tiến sĩ Bouman nói.

Phương pháp xử lý dữ liệu thô của tiến sĩ Bouman là công cụ tạo ra bức ảnh hố đen. Nhà khoa học máy tính là người tiên phong áp dụng quy trình kiểm tra kết hợp nhiều thuật toán với những giả định khác nhau để dựng nên bức ảnh từ nguồn dữ liệu. Kết quả của thuật toán sau đó được phân tích bởi 4 nhóm nghiên cứu độc lập nhằm tăng độ tin cậy của phát hiện.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Send Print  Back
The news brought
Thiết bị giúp cây trồng phát triển tươi tốt hơn 10/9/2019
Sáng tạo thành công mô hình “Ngôi nhà thông minh” 10/9/2019
Thiết bị giúp các nhà phát triển điện toán công nghiệp tích hợp chuẩn eSPI 10/9/2019
Ứng dụng phần mềm VFSC trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc thực phẩm 10/9/2019
Chế tạo thành công máy dò phát hiện thiết bị công nghệ cao trong gian lận thi cử 10/9/2019
Nghiên cứu đánh giá phát tán phóng xạ tầm xa 10/9/2019
Học sinh lớp 9 sáng tạo“Thiết bị báo cháy đơn giản” 10/9/2019
Giám sát online một số thiết bị điện quan trọng 10/9/2019
Học sinh sáng tạo “Đồng hồ trái đất” 10/9/2019
Sử dụng phần mềm gamos để tính liều trong điều trị ung thư gan 10/9/2019
Phần mềm tự động số hóa và rút trích thông tin tài liệu SmartDoc 10/2/2019
Hệ thống cân động tốc độ thấp 10/2/2019
Đèn báo tình trạng làn xe 10/2/2019
Phần mềm quản lý dữ liệu giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp 10/2/2019
Phần mềm thu thập dữ liệu đo đếm (EVN HES) 10/2/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120133275 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn