Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chế tạo thành công máy dò phát hiện thiết bị công nghệ cao trong gian lận thi cử 1:44 PM,10/9/2019

Nhóm giảng viên Tôn Thất Trường Nam, Trần Quốc Lâm cùng cộng sự tại khoa khoa học tự nhiên và công nghệ, Trường đại học Tây Nguyên đã nghiên cứu, chế tạo thành công “Máy dò phát hiện thiết bị công nghệ cao trong gian lận thi cử”.

Giảng viên Trần Quốc Lâm, bộ môn vật lý, khoa khoa học tự nhiên và công nghệ cho biết, trước đây, gian lận của học sinh, sinh viên trong các kỳ thi chỉ dừng lại ở việc quay cóp, đưa tài liệu vào phòng thi. Hiện nay, trước sự phát triển của công nghệ, các thiết bị hiện đại, có cấu tạo tinh vi, kích thước siêu nhỏ như: vòng dây từ trường, tai nghe hạt đậu, nam châm, điện thoại giả dạng ATM, thiết bị truyền tín hiệu bằng bluetooth... được sinh viên sử dụng, kết nối với tai nghe nam châm “siêu nhỏ” để thực hiện gian lận, đưa đề thi ra bên ngoài nhờ người giải và truyền tín hiệu đáp án vào phòng thi. Các thiết bị gian lận thi cử công nghệ cao có đặc điểm chung là dùng sóng vô tuyến để truyền thông tin, hình ảnh, được quảng cáo, mời bán rộng rãi trên mạng xã hội Facebook với giá từ 200.000 đến 2 triệu đồng. Các thiết bị gian lận được gắn vào lỗ tai, răng, luồn trong quần, áo, khó phát hiện bằng mắt thường. Do đó, các thí sinh có ý định gian lận sẵn sàng “chịu chi” để sở hữu những “bảo bối” này.

Từ thực tế trên, đầu năm 2018, khi bắt tay vào nghiên cứu, nhóm đã bắt đầu từ việc phân tích cấu tạo, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các thiết bị công nghệ cao do Phòng thanh tra pháp chế nhà trường thu được từ các kỳ thi. Tuy nhiên, các linh kiện trong mạch điện của thiết bị công nghệ cao thu được đều bị xóa thông số để bảo mật. Để tìm ra nguyên lý hoạt động của các thiết bị, nhóm đã bóc tách từng linh kiện, đo đạc thông số bằng máy chuyên dụng, vẽ sơ đồ mạch, phân tích nguyên lý hoạt động của các thiết bị. Từ thực tiễn nghiên cứu tính năng của thiết bị công nghệ cao dùng để gian lận trong thi cử, nhóm đã nghiên cứu, chế tạo ra máy dò các thiết bị trên.

Về nguyên lý hoạt động của máy dò, thầy Tôn Thất Trường Nam, chủ nhiệm đề tài cho biết: Máy phát hiện thiết bị gian lận thi cử do nhóm chế tạo gồm 3 bộ phận: anten thu tín hiệu, mạch lọc xử lý tín hiệu và mạch khuếch đại. Khối lượng của máy khoảng 400 g, sử dụng nguồn điện 2 pin 9 V, kết nối tai nghe, dò sóng âm tần 100 Hz - 20 kHz, khoảng cách dò tối đa 8 m, máy thu nhận tín hiệu âm thanh, từ trường biến thiên do các thiết bị gian lận công nghệ cao phát ra khi sinh viên sử dụng thiết bị trong phòng thi.

Trước đây, nhóm đã sử dụng thiết bị chuyên dụng, máy dò ngoài thị trường nhưng hạn chế của các máy này là chỉ dò được sóng điện thoại, không sử dụng được với các thiết bị công nghệ cao tinh vi khác, khoảng cách dò ngắn từ 0,5 cm đến 1 m. Máy do nhóm chế tạo có ưu điểm dò được nhiều loại thiết bị, kể cả thiết bị kết nối với máy MP3, phạm vi dò của máy lên đến 8 m. Cán bộ coi thi đưa máy đi dọc hành lang các lớp học có thể dễ dàng phát hiện ra tín hiệu của thiết bị gian lận trong phòng thi.

Thầy Trần Quốc Lâm cho biết thêm, giá thành để chế tạo máy phát hiện thiết bị gian lận thi dao động trên 5 triệu đồng. Hiện nay, ngoài Trường đại học Tây Nguyên, máy do nhóm chế tạo đang được sử dụng trong các kỳ thi của Trường đại học thủy lợi (Hà Nội), Học viện y dược cổ truyền Việt Nam, kỳ sát hạch thi lái xe của Sở giao thông vận tải Gia Lai. Máy dò của nhóm hiện đã được cải tiến qua 8 phiên bản thử nghiệm. Thời gian tới, nhóm tiếp tục nghiên cứu, cải tiến thiết bị nhỏ, gọn, nhạy hơn. Nguyện vọng của nhóm sẽ hỗ trợ các trường đại học, các Sở giáo dục và đào tạo sử dụng máy trong kỳ thi được minh bạch, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.

TS. Nguyễn Thanh Tân, trưởng phòng thanh tra pháp chế, Trường đại học Tây Nguyên cho biết, từ khi đưa vào sử dụng máy phát hiện thiết bị gian lận thi cử, đơn vị đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 60 trường hợp sinh viên vi phạm trong các kỳ thi. Thời gian gần đây, trong các kỳ thi của nhà trường, tình trạng thí sinh sử dụng công nghệ cao gian lận không còn. Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao dự án này và là đề tài nghiên cứu cơ sở trọng điểm của trường, đáp ứng mục tiêu phòng chống tiêu cực, định hướng cho sinh viên ý thức tự giác hơn trong thi cử.

Nguồn: Báo Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu đánh giá phát tán phóng xạ tầm xa 10/9/2019
Học sinh lớp 9 sáng tạo“Thiết bị báo cháy đơn giản” 10/9/2019
Giám sát online một số thiết bị điện quan trọng 10/9/2019
Học sinh sáng tạo “Đồng hồ trái đất” 10/9/2019
Sử dụng phần mềm gamos để tính liều trong điều trị ung thư gan 10/9/2019
Phần mềm tự động số hóa và rút trích thông tin tài liệu SmartDoc 10/2/2019
Hệ thống cân động tốc độ thấp 10/2/2019
Đèn báo tình trạng làn xe 10/2/2019
Phần mềm quản lý dữ liệu giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp 10/2/2019
Phần mềm thu thập dữ liệu đo đếm (EVN HES) 10/2/2019
Trí tuệ nhân tạo giúp giảm khí thải cacbon từ các đập thủy điện Amazon 10/1/2019
Phần mềm tự động số hóa và rút trích thông tin tài liệu SmartDoc 9/19/2019
Phần mềm quản lý dữ liệu giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp 9/19/2019
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mạng cảm biến không dây hỗn hợp ứng dụng cho giám sát quản lý rừng 9/19/2019
Chế tạo thành công máy tính nhỏ nhất thế giới 8/18/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119991240 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn