Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu dùng xỉ thải nhà máy luyện gang để sản xuất cát 1:42 PM,10/9/2019

Sau gần 3 năm nghiên cứu, TS. Nguyễn Ngọc Trực, giám đốc Trung tâm khoa học công nghệ và hỗ trợ đào tạo, Đại học quốc gia Hà Nội và cộng sự đã phát triển thành công dự án sản xuất cát nhân tạo từ xỉ lò cao nhà máy luyện gang. Mô hình đã bước đầu thành công và thương mại hóa sản phẩm.

Để thực hiện, nhóm nghiên cứu đã xác định 3 hạn chế của xỉ lò cao là khả năng kết dính kém, tính pH và độ góc cạnh cao. Những hạn chế này được khắc phục bằng các sáng kiến công nghệ, trong đó thay thế một phần đặc tính vốn có của xỉ lò cao, hạn chế giãn nở và giảm góc cạnh. Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện quy trình dưỡng ẩm bao gồm giảm độ pH trong xỉ lò cao, sử dụng thêm thành phần phụ gia, giảm thiểu nước trộn và tăng độ kết dính để sản xuất cát nhân tạo. Đặc biệt, công nghệ được thiết kế không phát thải khí CO2 và các chất độc hại khác ra môi trường mà còn có thể hút lượng CO2 trong không khí, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Nhờ các kết hợp trong công nghệ này đã giúp thành phẩm cát nhân tạo từ xỉ lò cao có chất lượng và đặc tính có thể thay thế cát tự nhiên trong xây dựng.

Hiện nhóm nghiên cứu bắt đầu phát triển mô hình tại Tuyên Quang, sản xuất cát nhân tạo đưa ra thị trường, đầu tháng 9 đi vào hoạt động. TS. Trực mong muốn bước đầu có thể đưa sản phẩm cát nhân tạo vào thị trường nông thôn với giá thành hợp lý. "Tôi sẵn sàng hướng dẫn, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu muốn ứng dụng mô hình này", ông Trực nói.

Hiện nay, hơn 300 doanh nghiệp sản xuất gang thép (chiếm 30% sản lượng) trên cả nước chưa có hệ thống xử lý xỉ lò cao. Xỉ lò chỉ được chôn và lưu giữ dưới lòng đất nên thải ra lượng CO2 không nhỏ, tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người.

Theo Vụ vật liệu xây dựng, Bộ xây dựng, mỗi năm nhu cầu cát xây dựng cần khoảng 120 triệu m3, trong khi lượng cát khai thác được là 28.985 triệu m3/năm (chỉ đáp ứng được 24,2%). Tình hình này càng làm gia tăng nạn khai thác cát trái phép, ảnh hưởng không nhỏ tới tài nguyên, đe dọa an toàn đê điều và sinh kế người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu thành công cát nhân tạo từ xỉ lò cao thay thế cát tự nhiên không chỉ giải quyết được bài toán khan hiếm cát mà còn góp phần tái sử dụng phế thải công nghiệp, đồng thời có thể thương mại hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nguồn: Báo Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Mỹ xây nhà máy thu khí CO2 từ không khí 6/7/2019
Công nghệ xây dựng chống động đất độc đáo ở Nhật Bản 6/3/2019
Gỗ trong suốt - vật liệu có thể thay thế thủy tinh trong tương lai 4/10/2019
Sử dụng sợi từ lốp xe để tăng khả năng chống cháy của bê tông 3/15/2019
Hà Giang: Nghiên cứu xây dựng đề cương thành phố thông minh và thử nghiệm giải pháp nông nghiệp thông minh 2/20/2019
Mô hình trang trại thông minh của Hàn Quốc xây dựng trên sa mạc 12/5/2018
Tấm ván có trọng lượng nhẹ thân thiện với môi trường 12/4/2018
Làm mát tòa nhà bằng lớp phủ polymer 11/6/2018
Cà rốt làm tăng tính kết dính của xi măng 10/24/2018
Gạch xuyên nước cao cấp 10/15/2018
Ống nhựa PP-R 2 lớp chống UV 10/15/2018
Thợ xây máy “dệt” nên cả công trình lớn bằng sợi thủy tinh 10/10/2018
Con đường làm từ nhựa tái chế dành cho xe đạp 10/8/2018
Tạo ra một loại sơn phủ mới giúp "hạ nhiệt" các tòa nhà 10/4/2018
Mỹ sử dụng sợi nấm để sản xuất đồ nội thất 9/14/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119984142 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn