Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sử dụng phần mềm gamos để tính liều trong điều trị ung thư gan 1:38 PM,10/9/2019

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Thảo, Trương Trường Sơn, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Trường đại học sư phạm TP.HCM đã sử dụng phần mềm Gamos để tính liều trong điều trị ung thư gan.

Khi sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc phóng xạ, thì việc tính toán liều lượng phóng xạ mà các cơ quan nhận được là một nhiệm vụ quan trọng, giúp đánh giá hiệu quả điều trị. Với phương pháp tính liều mà Tổ chức MIRD (Ủy ban về bức xạ chiếu trong y học) đưa ra, để tính được liều hấp thụ cho một cơ quan, cần có được thông tin về hoạt độ tích lũy và giá trị S. Giá trị S được hiểu là liều hấp thụ mà cơ quan bia nhận được trên một phân rã phát ra từ cơ quan nguồn và được tính toán dựa trên phương pháp Monte Carlo.

Giá trị S được xem là yếu tố vật lý quan trọng trong việc xác định liều hấp thụ, từ kết quả tính S, nhóm nghiên cứu thấy chênh lệch giữa kết quả khi tính cho người Việt Nam lệch so với phantom ICRP và phantom OLINDA khá lớn, đặc biệt ở nam giới (hơn 30%). Ở các nước châu Á khác, sự khác biệt này cũng khá lớn, đặc biệt là Ấn Độ (trên 60%). Như vậy, không thể sử dụng các tiêu chuẩn về liều của các nước phương Tây cũng như phương pháp cấp liều cố định để áp dụng cho đối tượng bệnh nhân ở Việt Nam cũng như các nước châu Á khác.

Trong y học hạt nhân, để tính liều hấp thụ cho các cơ quan quan tâm, ngoài giá trị S còn phải tính đến sự khác biệt về yếu tố sinh học thể hiện qua thời gian lưu trú hay hoạt độ tích lũy phóng xạ trong cơ quan nguồn, hình học phức tạp của cơ quan nguồn bia, đặc biệt là những cơ quan rất mỏng như da hay niêm mạc. Với cấu trúc giải phẫu và những phản ứng sinh hóa trong mỗi cơ thể sống rất khác nhau chi phối rất lớn đến kết quả tính liều hấp thụ, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Do đó, để có thể đạt được hiệu quả điều trị cao và cải thiện được sức khỏe bệnh nhân, cần phải tính liều riêng biệt cho từng bệnh nhân, điều mà hiện nay vẫn chưa thực hiện được ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Tuy phần mềm OLINDA/EXM cho phép thay đổi khối lượng cơ quan cho phù hợp với đặc điểm của từng bệnh nhân hơn, nhưng lại không thể thay đổi hình dạng các cơ quan và tỷ lệ hấp thụ năng lượng, nên cũng chỉ khắc phục được khác biệt về mặt khối lượng cơ quan chứ chưa thể tiến đến việc tính liều chính xác cho từng bệnh nhân. Để tính liều cho từng bệnh nhân, cần phải có thông tin đặc điểm cấu trúc mô và sự phân bố thuốc phóng xạ trên từng vùng cấu trúc nhỏ trong cơ thể bệnh nhân. Với sự phát triển của ảnh cắt lớp trong y tế, có thể sử dụng phần mềm Gamos để tính liều hấp thụ ở mức voxel (như với phantom voxel ICRP) cho các vùng cấu trúc khác nhau của từng bệnh nhân. Trong thời gian tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ triển khai bài toán này, trong đó, phát triển một công cụ vận hành song song với Gamos, nhằm xác định mỗi voxel thuộc cấu trúc nào và tính liều cho các cấu trúc quan tâm.

Nguồn: Báo Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Phần mềm tự động số hóa và rút trích thông tin tài liệu SmartDoc 10/2/2019
Hệ thống cân động tốc độ thấp 10/2/2019
Đèn báo tình trạng làn xe 10/2/2019
Phần mềm quản lý dữ liệu giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp 10/2/2019
Phần mềm thu thập dữ liệu đo đếm (EVN HES) 10/2/2019
Trí tuệ nhân tạo giúp giảm khí thải cacbon từ các đập thủy điện Amazon 10/1/2019
Phần mềm tự động số hóa và rút trích thông tin tài liệu SmartDoc 9/19/2019
Phần mềm quản lý dữ liệu giao, khoán, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp 9/19/2019
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mạng cảm biến không dây hỗn hợp ứng dụng cho giám sát quản lý rừng 9/19/2019
Chế tạo thành công máy tính nhỏ nhất thế giới 8/18/2019
Giọng nói AI không giới tính đầu tiên trên thế giới 8/18/2019
AI nhận diện vật dụng gia đình 8/18/2019
MIT phát triển AI có khả năng phát hiện và tạo ra các hình ảnh giả mạo 8/18/2019
Việt Nam có thể cảnh báo sớm ung thư gan nhờ công nghệ AI 8/18/2019
Công nghệ sạc không dây 8/17/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120203916 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn