Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp 1:35 PM,10/9/2019

Nắm bắt xu hướng phát triển của công nghệ số, TP.HCM kịp thời ứng dụng có chọn lọc các kỹ thuật tiên tiến của thời kỳ cách mạng 4.0 trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng hiệu quả chuỗi sản xuất và thương mại sản phẩm.

Thời làm nông theo công nghệ cao

Hiện nay, công nghệ số đã làm thay đổi phương thức quản lý trang trại, doanh nghiệp, hộ gia đình từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ đến tiêu dùng. Công nghệ điện toán đám mây giúp mang lại nhiều lợi ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng khi cần thiết.

Công nghệ Internet vạn vật (IoT) cho phép nhiều thiết bị chuyên dùng, di động kết nối và giao diện hiệu quả với nhau dưới sự điều hành của trung tâm điều khiển.

Hiện trên thị trường có hàng trăm nhà cung cấp các thiết bị chuyên ngành trồng trọt, bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm đem lại chất lượng canh tác, sản xuất, chế biến hiệu quả cao với chi phí tiết kiệm. Chẳng hạn, sản phẩm tủ điều khiển OSD điều tiết dinh dưỡng, vi sinh và tưới nhỏ giọt ứng dụng vi mạch kết hợp Internet vạn vật (IoT) để kiểm soát tự động tưới tiêu, dinh dưỡng cho những trang trại trồng trọt có diện tích từ 1.000 - 5.000 m2.

Hệ thống sản xuất nước diệt khuẩn ứng dụng trong chế biến và bảo quản rau, củ, quả mang tên Vikill với 3 phiên bản, có thể diệt đến 99,9% các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc, khử mùi hôi, thuốc trừ sâu sinh học, hóa học tồn dư trên các sản phẩm nông thủy sản. Hoặc hệ thống quản lý nông trại thông minh kết hợp cảm biến dựa trên công nghệ đám mây, máy bay không người lái phun thuốc - theo dõi sức khỏe cây trồng…

Và một số ứng dụng khác có thể quan sát khu vực sản xuất từ xa cả ngàn cây số chỉ qua ứng dụng thiết bị thông minh.

Hoặc chia sẻ nguồn dữ liệu giúp người tiêu dùng biết được quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc, quy trình công nghệ áp dụng, tiêu chuẩn chất lượng. Đồng thời, có thể giám sát môi trường trong nhà lưới, điều khiển từ xa các thiết bị phục vụ canh tác, lập lịch hỗ trợ canh tác bán tự động, tự động, quản lý tài nguyên, quy trình nghiệp vụ cho nông nghiệp theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Nhiều sản phẩm, thiết bị thông minh cũng đang được nghiên cứu, ứng dụng như: robot, thiết bị bay tự động trong nông nghiệp, thiết bị hỗ trợ quản lý trồng trọt qua hình ảnh của thiết bị giám sát…

Những ứng dụng hiệu quả

TP.HCM đã hình thành nhiều loại hình và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như trồng rau thủy canh, dưa lưới, trồng ớt ngọt, hoa chuông trong điều kiện nhà màng, trồng trên giá thể, hệ thống tưới nhỏ giọt.

Triển khai dự án trại thực nghiệm vàtrình diễn chăn nuôi bòsữa công nghệcao (DDEF), TP.HCM cũng vận hành quy trình, công nghệ mới như hệ thống phần mềm quản lý đàn bò sữa (Afifarm), hệ thống phần mềm tính toán khẩu phần thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (Total Mixed Ration) và phương pháp cho ăn TMR; hệ thống làm mát cho bò, hệ thống vắt sữa.

Nhằm thực hiện mục tiêu trở thành một trong những địa phương đi đầu về nông nghiệp hiện đại, tới đây, TP.HCM triển khai dự án khu nuôi trồng thủy sản công nghệ cao tại huyện Cần Giờ và dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi tại huyện Bình Chánh.

Số liệu thống kê của ngành chuyên môn cho thấy, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của TP.HCM đãtăng cao, nếu như năm 2010, tỷlệnày khoảng 10%, thì đến năm 2018 là38,2%.

Nguồn: Báo Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Cổng thông tin ý tưởng sáng tạo trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 10/9/2019
Viettel sẽ tiên phong triển khai thử nghiệm 5G tại Lào 10/9/2019
Ra mắt Hiệp hội Doanh nghiệp KH&CN Việt Nam 10/7/2019
Bàn giao công trình phòng thí nghiệm MEMS/NEMS 10/7/2019
Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ cho sinh viên trường Đại học Luật – Đại học Huế 10/7/2019
Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu chung về KH,CN và đổi mới sáng tạo 10/7/2019
Ra mắt bản đồ số của người Việt 10/3/2019
Hội thảo “thúc đẩy nhãn sinh thái dựa trên học tập chuyển đổi tại các Khu Dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam” 10/3/2019
VKIST khai trương phòng thí nghiệm về lĩnh vực công nghệ sinh học tại Hàn Quốc 10/3/2019
Khai mạc Hội thảo quốc tế về An toàn bức xạ và Quản lý chất thải phóng xạ trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác hạt nhân châu Á - (FNCA) 10/3/2019
Việt Nam -Thụy Sỹ: Thúc đẩy hợp tác song phương về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ 10/3/2019
Phát triển môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo và cải thiện Chỉ số đổi mới sáng tạo 10/3/2019
Máy xới đất cho cây ăn quả 10/2/2019
Vmap và iNhandao, những “hạt mầm” đầu tiên của Hệ tri thức Việt số hóa 10/2/2019
Việt Nam gia nhập Thỏa ước La-hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp 10/2/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120152917 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn