Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở một số nước Bắc Âu dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu 4:19 PM,10/1/2019

Trên thế giới, mỗi lần xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế là kéo theo sự tranh luận về một học thuyết và một mô hình kinh tế đang được ưa chuộng trên thế giới, đồng thời làm xuất hiện một học thuyết mới và một mô hình kinh tế khác. Kể từ thời Adam Smith đến nay, nhiều học thuyết về mô hình tăng trưởng đã ra đời, phá sản, rồi lại ra đời các mô hình mới. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu kéo dài từ 2008 đến nay, những tranh luận về mô hình kinh tế mới lại tiếp tục trở nên sôi nổi. Đặc biệt, tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos tháng 1 năm 2009, nhiều nhà lãnh đạo của các nước đã chỉ trích mô hình kinh tế Mỹ là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vậy những tranh luận này sẽ đưa mô hình tăng trưởng kinh tế của Bắc Âu đi đến đâu, chuyển đổi ra sao để thích ứng. Việc đi tìm một mô hình tăng trưởng kinh tế thích hợp là nhiệm vụ của các nhà kinh tế học, từ Adam Smith đến các nhà kinh tế học hiện đại.

Nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Đinh Công Tuấn nghiên cứu đề tài “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở một số nước Bắc Âu dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu” này.

Trong tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (1936), Keynes đã xây dựng một lý thuyết khác hẳn với các nhà kinh tế học cổ điển trước đó. Keynes cho rằng, nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ điển. Một nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người. Theo ông, khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế cũng tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu dùng, nhưng sự gia tăng tiêu dùng nhìn chung chậm hơn gia tăng thu nhập và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn. Keynes cho rằng, sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền kinh tế trì trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Nghiên cứu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của các nước Bắc Âu dưới tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu, đề tài đưa ra một số kết luận quan trọng sau đây:

Thứ nhất, mô hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới hiện nay rất đa dạng, nhưng có thể phân loại thành: mô hình kinh tế thị trường tự do (điển hình là Mỹ), mô hình kinh tế nhà nước chủ đạo (có các dạng thức khác nhau như Mô hình XHCN Liên Xô và Đông Âu, mô hình kinh tế Nhật Bản, mô hình kinh tế kiểu Trung Quốc), mô hình kinh tế nhà nước phúc lợi (có các dạng thức khác nhau như mô hình Bắc Âu, Mô hình Nam Âu, mô hình Địa Trung Hải….). Các mô hình tăng trưởng kinh tế này được xây dựng dựa vào các trường phái học thuyết tăng trưởng kinh tế. Theo thời gian, các học thuyết tăng trưởng kinh tế đã có sự kế thừa và phát triển, nhằm giải thích tăng trưởng kinh tế theo quy luật phát triển chung của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu 1929-1933 cho đến nay. Trong giai đoạn xảy ra khủng hoảng nợ công châu Âu và khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, các nước trên thế giới đều cố gắng đi tìm những phương thức và giải pháp mới để điều chỉnh mô hình kinh tế của mình để khắc phục khủng hoảng và tăng trưởng bền vững.

Thứ hai, mô hình kinh tế Bắc Âu với đặc trưng là nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh và nhà nước phúc lợi xã hội hào phóng đã trải qua 2 lần điều chỉnh quan trọng. Lần điều chỉnh thứ nhất diễn ra đầu thập niên 1990s khi các nước này lâm vào khủng hoảng tài chính – ngân hàng, xuất phát từ sự phình to và kém hiệu quả của nhà nước phúc lợi, dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm mạnh. Sau lần điều chỉnh này theo hướng cắt giảm chi tiêu chính phủ, điều chỉnh các lợi ích phúc lợi cho từng đối tượng thụ hưởng, cắt giảm thuế…, mô hình kinh tế Bắc Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 1999-2007, đạt tốc độ tăng trưởng cao, thặng dư ngân sách lớn, an sinh con người được đảm bảo thuộc diện cao nhất thế giới, chất lượng vốn nhân lực nâng cao, nền kinh tế đạt hiệu suất tốt. Lần điều chỉnh thứ hai diễn ra từ năm 2008, khi kinh tế Bắc Âu chịu tác động của cuộc khủng hoảng nợ công và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và nền kinh tế gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu cần tiếp tục phải tái thiết. Trong lần điều chỉnh lần hai này, các nước đều cố gắng sử dụng các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, đầu tư vốn nhân lực, tái cơ cấu kinh tế, phát triển thị trường lao động, thực hiện các chính sách ASXH… Mỗi nước có một đặc điểm riêng, có tính tương đồng và tính khác biệt, nên mức độ và phạm vi điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung đều hướng tới việc đưa mô hình kinh tế của mình thích nghi với lợi thế và rủi ro của quá trình toàn cầu hoá, nhập cư và biến đổi khí hậu. Sau lần điều chỉnh lần hai, các nước Bắc Âu được đánh giá là mô hình lý tưởng, có khả năng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhanh nhất.

Thứ ba, điều chỉnh mô hình tăng trưởng kinh tế ở các nước Bắc Âu đem lại nhiều bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách hữu ích cho Việt Nam. Mọi so sánh đều là khập khiễng bởi Việt nam và các nước Bắc Âu có sự khác biệt rất lớn về mô hình kinh tế, về trình độ và khoảng cách phát triển. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề cần rút ra từ việc nghiên cứu mô hình này, đó là: sự thay đổi nhận thức về lý luận cũng như về thực tiễn về chuyển đổi các mô hình tăng trưởng đã lỗi thời sang mô hình tăng trưởng mới mang tính cạnh tranh hơn, về vai trò của nhà nước và thị trường trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, về việc huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào trong mỗi giai đoạn tăng trưởng kinh tế, về việc cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội… Tất cả còn nguyên những giá trị, tính thời sự và sự phù hợp trong việc rút ra kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 14144/2017) tại Cục Thông tin KHCNQG

Nguồn: NASATI

Send Print  Back
The news brought
Những báo cáo về phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực STEM cho thấy nhiều cơ hội phát triển 10/1/2019
Việc đưa ra quyết định phụ thuộc vào mức độ không chắc chắn của chúng ta 10/1/2019
Những thách thức mới đối với hoạch định chính sách chuyển đổi kỹ thuật số 10/1/2019
Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đạt được chuyển đổi số 10/1/2019
Dữ liệu bằng sáng chế của WIPO cho thấy các ứng dụng công nghiệp trong tương lai của trí tuệ nhân tạo 10/1/2019
50 triệu cho Giải Nhất cuộc thi “Sáng tạo trong tầm tay” năm 2019 10/1/2019
Chiếu xạ đột biến phục vụ chọn tạo giống cây trồng nông nghiệp 10/1/2019
Hội thảo định kỳ về sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản - những lợi ích và tác động tích cực tới hệ thống SHTT của Việt Nam 10/1/2019
Thiết lập thành công hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo dông, mưa lớn và ngập lụt cho đô thị 10/1/2019
Hội nghị giao ban KH&CN Vùng Đông Nam Bộ 10/1/2019
Vinh danh các gương mặt khởi nghiệp xuất sắc vùng Đông Nam Bộ 10/1/2019
Khai mạc Techfest vùng Đông Nam Bộ 2019 10/1/2019
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Bà Rịa” cho sản phẩm muối ăn 10/1/2019
Khai giảng Khóa đào tạo công nghệ nhà máy điện hạt nhân tại Đại học Bách khoa Hà Nội 10/1/2019
Nhà đầu tư sẵn sàng hỗ trợ các dự án khởi nghiệp có ý tưởng tốt 10/1/2019













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119074201 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn