Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người 3:57 PM,3/26/2019

Khi sống trong môi trường ô nhiễm, khí hậu biến đổi thất thường, một số loại cây lương thực như ngô, đậu, sắn sẽ sản sinh ra chất độc hại khiến con người và động vật tử vong khi ăn phải.

Cảnh báo này được GS Jacqueline McGlade - một cựu khoa học gia tại Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc - đưa ra sau khi có các báo cáo về tình trạng nhiều nông dân nghèo ở Ethiopia và động vật của họ chết một cách bí ẩn.
Những người này đều gặp tình trạng giống nhau là giảm thị lực, mất khả năng vận động và cuối cùng là tử vong.
Các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực nhận ra hạn hán đã làm hỏng mùa màng của nông dân, buộc người dân phải tiêu thụ thực vật hoang dã mà họ tìm thấy bên lề đường. Thật không may là tình trạng biến đổi khí hậu đã "kích hoạt" một cơ chế phòng thủ bên trong các loại cây này, khiến chúng chứa đầy chất độc.
GS McGlade từng đưa thông tin này vào một báo cáo cho Liên Hiệp Quốc vào năm 2016 và tiếp tục bàn về nó trong các báo cáo gần đây. Nó sẽ trở thành một thách thức an toàn thực phẩm, bởi vì chính những thực vật mà chúng ta đang dựa vào để sống cũng đang thích nghi với biến đổi khí hậu.
Tình trạng nguy hiểm này đang lan rộng ra nhiều loại cây lương thực khác. Không chỉ kém phát triển, năng suất cây trồng giảm mà cây lương thực còn xuất hiện aflatoxin - độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một nấm mốc, gây ung thư và hydro xyanua, loại chất độc gây tử vong nhanh chóng.
Nhiều báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã cho thấy, tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với hệ thống lương thực, thực phẩm trên toàn thế giới.
Các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng biến đổi khí hậu không được kiểm soát thì cây lương thực có chất độc không chỉ xuất hiện ở các quốc gia châu Phi hoặc những vùng khí hậu nóng mà còn có cả ở các quốc gia vùng lạnh.
Thời tiết càng ấm nóng thì tình trạng này càng lan rộng ra nhiều nơi, nhiều loại cây hơn.
Nguồn: TTO


Send Print  Back
The news brought
Hệ thống xử lý nước bằng màng mới làm giảm hơn 90% chất thải độc hại 3/26/2019
Việt Nam nghiên cứu thành công túi làm từ bột sắn, dai hơn nilon thường 3/21/2019
Phát triển vật liệu mới để lọc nước 3/21/2019
Phát minh ra máy lọc chất thải nhựa dưới đại dương 3/20/2019
Phương pháp mới giảm thiểu khí CO2 hỗ trợ sản xuất đất hiếm 3/15/2019
Các microrobot thông minh có thể thích nghi với môi trường xung quanh chúng 2/25/2019
Hàn Quốc lần đầu tiên thử nghiệm mưa nhân tạo trên biển 2/25/2019
Cấu trúc nano khai thác ánh nắng mặt trời để sản sinh hơi nước từ mặt trời 2/25/2019
Loài kiến gây hiệu ứng nhà kính không thua con người 2/18/2019
Thiết bị hút ánh sáng mặt trời để tạo ra hơi nước siêu nóng 2/18/2019
Biến nước biển thành nước ngọt với chi phí siêu rẻ 1/16/2019
Năng lượng điện gió bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu ở Ấn Độ 12/25/2018
Trà Vinh: Chuyển giao kỹ thuật sản xuất nghêu giống và ương dưỡng trong ao đất lót bạt 12/25/2018
Bến Tre: Ứng dụng công nghệ GIS để quản lý môi trường các cơ sở sản xuất kinh doanh 12/25/2018
Biến không khí sa mạc thành nước uống theo cách hoàn toàn mới 12/10/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 118613480 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn