Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chế tạo máy in 3D mới có tốc độ nhanh gấp 100 lần máy in 3D thường 2:43 PM,2/25/2019

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Michigan đang cách mạng hóa công nghệ in 3D và chế tạo được máy in hoạt động nhanh hơn 100 lần so với các mẫu máy in cũ. Nghiên cứu đã được công bố trên Ttạp chí Science Advances.


Kỹ thuật in 3D mới

Phương pháp mới tách rời kỹ thuật truyền thống, trong đó máy in tạo hình bằng cách rải từng lớp sợi nhựa. Theo các nhà nghiên cứu, kỹ thuật cũ không có ý nghĩa đối với hoạt động sản xuất quy mô nhỏ vì cần sử dụng khuôn in có giá thành lên tới 10.000 USD. Ngoài ra, chi phí in 3D truyền thống tốn kém.

Phương pháp mới loại bỏ các kỹ thuật bổ sung của máy in 3D truyền thống và phụ thuộc vào sự thay đổi pha để tạo nên một vật thể. Nhờ sử dụng hai đèn, các nhà nghiên cứu có thể kiểm soát vị trí nhựa lỏng đông cứng thành các mẫu tinh xảo.

Đó là một trong những máy in 3D thực tế đầu tiên được chế tạo, GS Mark Burns tại Trường Đại học Michigan và là đồng tác giả của nghiên cứu nói.

Trước đây, các nhà khoa học đã cố gắng hóa rắn các vật thể trong các thùng nhựa lỏng, nhưng không có kết quả. Các mô hình trước đó đã vấp phải những rào cản kỹ thuật khác nhau như nhựa hóa cứng trong các khe hở nơi ánh sáng đi vào. Hiện, nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công các mẫu bằng phương pháp mới nhờ sử dụng chùm ánh sáng thứ hai được thiết kế đặc biệt để ngăn nhựa cứng lại gần khe hở của thùng.

Tương lai của in 3D

Phương pháp mới cho phép các nhà sản xuất quy mô nhỏ quay vòng nhanh hơn sau khi một mẻ gồm các sản phẩm giống hệt nhau được sản xuấtt. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp này có triển vọng bảo vệ các vật thể khỏi bị mòn và xước, không giống các kỹ thuật truyền thống có nhiều điểm yếu tại giao diện giữa các lớp.

Nhóm nghiên cứu đã xin cấp 3 đăng ký sáng chế cho phương pháp mới và hy vọng sẽ mở công ty khởi nghiệp để cung cấp máy in.

Nguồn: Nasati


Send Print  Back
The news brought
Hệ thống truyền tin qua… tia laser 2/22/2019
Nga thử nghiệm động cơ nhôm đầu tiên trên thế giới 2/22/2019
Công nghệ mới sử dụng tia laser để truyền thông điệp âm thanh đến từng người 2/22/2019
Thiết bị sóng có thể cung cấp năng lượng sạch cho hàng nghìn hộ gia đình 2/22/2019
Thiết bị quang học đặc biệt có thể phát hiện sự sống ngoài hành tinh 2/22/2019
Phương pháp mới cách mạng hóa thiết bị điện tử in graphene 2/18/2019
Nga hoàn tất thử nghiệm hệ thống kết nối tự động mới với trạm ISS 2/18/2019
Phát minh loại robot mới có thể di chuyển mà không cần GPS 2/18/2019
Đột phá trong nghiên cứu vật lý hứa hẹn đưa tới một lĩnh vực điện tử mới 2/18/2019
Dấu vân tay nhân tạo có thể hack thiết bị thông minh 1/16/2019
Điện trở nhớ - mảnh ghép còn thiếu cho cuộc cách mạng thiết bị điện tử 1/16/2019
Toilet thông minh cảnh báo được bệnh ung thư 1/16/2019
UNOBRUSH: Bàn chải que kem, ngậm 6 giây là răng miệng sạch bong không cần chải 1/16/2019
Bắn phá laser giúp tạo ra plasma nguội nhất từ trước đến nay 1/16/2019
Startup phát triển drone để trồng lại rừng sau đám cháy 12/4/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120193261 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn