Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Bình Định: Nghiên cứu các điều kiện tối ưu để sản xuất sinh khối một số chủng Bacillus và thử nghiệm sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản 1:40 PM,12/25/2018

Mới đây, Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh Bình Định do TS Lê Công Nhường - Giám đốc Sở KH&CN chủ trì đã tiến hành nghiệm thu đề tài khoa học: "Nghiên cứu các điều kiện tối ưu để sản xuất sinh khối một số chủng Bacillus và thử nghiệm sản xuất chế phẩm vi sinh phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định"  của ThS Lê Hồng Linh và cộng sự của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN.

 

Qua 2 năm thực hiện, chủ nhiệm đề tài và cộng sự đã điều tra về thực trạng dịch bệnh trong chăn nuôi,  nuôi trồng thủy sản và việc ứng dụng chế phẩm vi sinh vào chăn nuôi nuôi trồng thủy sản tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài Ân, cũng như điều tra khảo sát cán bộ quản lý và chuyên gia về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đào tạo tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật tại Viện Công nghệ sinh học - thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), nhận chuyển giao 3 chủng vi sinh probiotics là Bacillus subtilis, Bacillus licheniformisvà Lactobacillus acidophilus. Đã hoàn thiện quy trình sản xuất sinh khối của các chủng phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Định, cũng như đánh giá hoạt tính của các chủng vi sinh nhận chuyển giao. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chế phẩm vi sinh… và đã sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh BIDI-AGRI dạng dung dịch được 115 lít, dạng bột được 110kg,  cũng như xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và hướng dẫn sử dụng chế phẩm sinh học…Xây dựng hai mô hình đánh giá hiệu quả ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi gà thương phẩm tại trang trại tại thôn Nghĩa Điền, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, Bình Định và mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại thôn Xuân Bình Nam, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ. Cả 2 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học BIDI-AGRI trong nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi gà thương phẩm bước đầu có hiệu quả kinh tế, được người dân tham gia đánh giá cao.  Như ở mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi gà thương phẩm lợi nhuận thu được khi áp dụng chế phẩm sinh học cao hơn so với đối chứng tăng 15,4%. Với mô hình nuôi tôm thương phẩm đã tạo môi trường ao nuôi ổn định, tăng khả năng kháng bệnh cho tôm, tốc độ tăng trưởng cao.

Kết quả thực hiện đề tài cũng được nhận được nhiều góp ý củaHội đồng như: cần hành phân tích toàn lưu kháng sinh trong vật nuôi, đánh giá chế phẩm trước khi ra thị trường phù hợp với quy định của Bộ NN&PTNT để hoàn thiện chế phẩm sinh học cung cấp ra thị trường, có giá thành thấp so với các sản phẩm đang lưu hành để cạnh tranh trên thị trường và bổ sung thêm các sản phẩm sinh học mới có nhiều triển vọng áp dụng vào chăn nuôi nông sản sạch chất lượng cao tại Bình Định. Đồng thời hướng tới một nghề nuôi tôm bền vững thân thiện với môi trường hoàn toàn không sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi và tạo sản phẩm an toàn cho người sử dụng trong xu thế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học trong chọn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhằm tạo ra những sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng cao an toàn với con người và môi trường.

Để đánh giá được một cách toàn diện hiệu quả của đề tài nghiên cứu khoa học, chủ nhiệm đề tài kiến nghị các cấp cho phép tiếp tục khảo nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh thông qua các mô hình thực nghiệm ngoài thực địa về ứng dụng sản phẩm chế phẩm vi sinh phục vụ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Bình Định. Hội đồng KH&CN chuyên ngành tỉnh đánh giá cao đóng góp thực tiễn của đề tài và nghiệm thu kết quả Đạt.

Nguồn: Sở KH&CN Bình Định


Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu tương tác giữa thuốc điều trị trầm cảm fluoxetine và lipid của màng tế bào 12/4/2018
Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất Magie Stearat làm tá dược 11/23/2018
Kon Tum: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm vi sinh vật đa chức năng để xử lý phụ phế phẩm nông nghiệp làm phân bón 11/22/2018
Phương thức lọc etylen giá rẻ và tiêu tốn ít năng lượng 11/22/2018
Chế tạo nhựa từ khoai tây 11/22/2018
Việt Nam tạo chủng gốc sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm phổi ở lợn 11/22/2018
Bước đột phá trong quá trình sản xuất nhiên liệu hydro 11/16/2018
Chế tạo enzyme giúp cai nghiện thuốc lá 11/16/2018
Nacumin và “công nghiệp hóa” cây nghệ 10/24/2018
Công dụng chống lão hóa của ứng dụng tế bào gốc Nhật Bản 10/24/2018
Thuốc mới điều trị ung thư da 10/8/2018
Khoa học Việt tách chất quý từ lá sen, đậu xanh giúp giảm cholesterol máu 9/25/2018
Dùng nọc độc của ong mật chữa viêm da dị ứng 9/25/2018
Bào chế vắc xin dựa vào... tơ nhện 9/25/2018
Thuốc chữa dứt HIV 9/25/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120158296 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn