Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nấm có thể được sử dụng tạo ra “điện sinh học” trong tương lai 3:11 PM,11/16/2018

Trong một tương lai không xa, với phát hiện mới nhất, các nhà khoa học hi vọng sẽ tạo ra nguồn điện sinh học nhờ nấm và vi khuẩn.

 

Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Stevens, New Jersey, Mỹ, vừa có một phát hiện đang chú ý khi thử nghiệm thành công tạo ra một mạng lưới điện cực sử dụng nấm kết hợp với vi khuẩn lam (cyanobacteria) và bao phủ bằng một loại vật liệu đặc biệt gọi là graphene để thu nguồn điện phát ra.

Graphene có nguồn gốc từ graphite (than chì). Màng graphene chỉ dày bằng bề dày của một nguyên tử carbon. Đây là chất liệu mỏng nhất hiện nay.

Tiếp đó lợi dụng đặc tính của vi khuẩn lam có khả năng sản sinh ra điện nhờ khả năng quang hợp với ánh sáng mặt trời, các nhà khoa học đã tạo ra thành công một nguồn năng lượng sinh học bất ngờ.

Hệ thống của chúng tôi đã tạo ra điện bằng cách kết hợp vi khuẩn lam, nấm với vật liệu nano graphene có khả năng thu thập dòng điện. Chúng tôi có thể sẽ tạo ra hệ thống điện sinh học hoàn toàn mới, GS Manu Mannoor, Viện Công nghệ Stevens, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.

Bên cạnh đó, trong một báo cáo được công bố trên tờ Nano Letters, các nhà nghiên cứu cũng cho cách thức để vi khuẩn lam có thể tồn tại trên bề mặt của nấm. Điều này vô cùng quan trọng trong “tổ hợp nhà máy điện sinh học”.

Điện áp sản sinh ra với hệ thống điện sinh học từ nấm, vi khuẩn lam khá nhỏ, chỉ cỡ 65 nanoAmps nên không đủ cung cấp năng lượng hoạt động cho bất kỳ một thiết bị điện nào.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, với một hệ thống gồm nhiều cây nấm được làm tương tự thì hoàn toàn có thể tạo ra đủ năng lượng để thắp sáng một bóng đèn LED có công suất thấp.

Với công trình này, chúng ta có thể tưởng tượng ra những cơ hội to lớn cho các ứng dụng lai sinh học thế hệ tiếp theo, GS Manu Mannoor nhấn mạnh.

Nguồn: Dân trí


Send Print  Back
The news brought
Hải Phòng: Chế tạo thành công hệ thống thiết bị chống ăn mòn catot sử dụng dòng điện ngoài 11/16/2018
Mỹ ra mắt siêu máy tính mạnh thứ ba thế giới 11/8/2018
Cáp quang cho phép tín hiệu truyền đi nhanh gấp 100 lần hiện tại 11/8/2018
Camera phơi sáng trong 1.000 năm để ghi lại biến đổi khí hậu 11/8/2018
Máy bay... năng lượng mặt trời 11/8/2018
Máy sản xuất nước từ không khí 11/8/2018
NASA thử nghiệm công nghệ siêu thanh giảm ồn cho máy bay dân dụng 11/8/2018
Lộ diện loài robot siêu nhỏ chỉ nhẹ như… que tăm, có thể bay được 11/8/2018
"Robot lỏng" có khả năng biến đổi hình dạng 11/8/2018
IMC làm chủ công nghệ sản xuất một số chế phẩm vi sinh quy mô công nghiệp 11/6/2018
Chế tạo màng polyme điện tử “xanh” mới bằng dây nano protein 11/6/2018
Nam Phi thử nghiệm ứng dụng tối ưu hóa điều khiển đèn giao thông 11/6/2018
Kính viễn vọng không gian Kepler ngừng hoạt động vì cạn nhiên liệu 11/6/2018
Robot “siêu nhỏ” có thể tải vật nặng gấp… 40 lần trọng lượng của mình 11/6/2018
Trang bị robot nghệ thuật cho các trường học 10/24/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119980269 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn