Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phát hiện “công tắc” để tăng sự tích tụ của tinh bột trong tảo 3:03 PM,11/16/2018

Kết quả của một nghiên cứu chung giữa Viện Công nghệ Tokyo và Trường Đại học Tohoku, Nhật Bản đã làm tăng triển vọng sản xuất trên quy mô lớn tinh bột có nguồn gốc từ tảo, một nguồn cung cấp sinh học giá trị cho nhiên liệu sinh học và các vật liệu tái tạo khác. Các sản phẩm sinh học này có tiềm năng thay thế nhiên liệu hóa thạch và góp phần vào sự phát triển của các hệ thống và xã hội bền vững.

 

Công tắc kiểm soát hàm lượng tinh bột trong tảo do nhóm nghiên cứu đứng đầu là Sousuke Imamura tại Phòng thí nghiệm Hóa học và Khoa học sự sống, Viện Nghiên cứu đổi mới sáng tạo, Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Tech) phát triển. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Plant.

Nghiên cứu tập trung vào tảo đỏ đơn bào Cyanidioschyzon merolae. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hàm lượng tinh bột có thể tăng đáng kể trong C. merolae thông qua khử hoạt tính TOR (mục tiêu của rapamycin), một protein kinaza được biết đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của tế bào. Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy sự gia tăng đáng kể hàm lượng tinh bột 12 giờ sau khi TOR ngừng hoạt động do tiếp xúc với rapamycin và điều này đã dẫn đến làm tăng 10 lần sau 48 giờ.

Quan trọng hơn, nghiên cứu đã nêu chi tiết cơ chế làm tăng mạnh hàm lượng tinh bột. Sử dụng phương pháp phổ khối lượng sắc ký lỏng (LC-MS/MS), các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những thay đổi tinh vi trong cấu trúc của hơn 50 protein tham gia vào kích hoạt quá trình tích tụ tinh bột. Kết quả là nhóm nghiên cứu đã xác định GLG1 là protein quan trọng. GLG1 hoạt động theo cách tương tự như glycogenin, loại enzyme được tìm thấy trong các tế bào nấm men và động vật, có liên quan đến sự khởi đầu tổng hợp tinh bột (hoặc glycogen). Cơ chế này sẽ là mối quan tâm to lớn đối với nhiều ngành công nghiệp đang tìm cách mở rộng sản xuất nhiên liệu sinh học và hóa chất sinh học có giá trị gia tăng.

Những phát hiện này có thể thúc đẩy sản sinh các chất phụ gia nhiên liệu, dược phẩm, mỹ phẩm và nhựa sinh học thân thiện với môi trường, cùng với việc loại bỏ túi nhựa và ống hút dùng một lần ở nhiều nơi trên thế giới.

So với cây trồng trên cạn, tảo rất hấp dẫn do năng suất quang hợp cao và khả năng canh tác tương đối dễ dàng. Tinh bột, triacylglycerol (TAG) và các thành phần sinh khối tảo khác ngày càng được xem là phương thức triển vọng và mạnh mẽ để đóng góp cho các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) do Liên Hợp Quốc đề ra.

Nhóm nghiên cứu cho rằng cần thực hiện nhiều nghiên cứu sử dụng các loài tảo khác, cũng như các loài thực vật cao hơn như Arabidopsis thaliana để cung cấp thêm thông tin về các cơ chế phân tử cơ bản đằng sau sự tích tụ của tinh bột. Thông tin này sẽ giúp phát triển công nghệ để cải thiện năng suất sinh tổng hợp tinh bột và đồng thời cải thiện sản xuất sinh khối bền vững và năng lượng sinh học, ông Imamura nói.

Nguồn: Vista


Send Print  Back
The news brought
Nghệ An: Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật sản xuất Tảo Nanochloropsis aculata và Dunaliella salina 11/16/2018
Bà Rịa - Vũng Tàu: Giải pháp ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến thủy sản 11/6/2018
An Giang: Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu 11/6/2018
Bình Phước: Ứng dụng công nghệ sản xuất cá rô phi toàn đực để nuôi thương phẩm 11/6/2018
Quảng Ngãi: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá Bớp giai đoạn từ trứng lên cá giống 10/4/2018
Ninh Bình: Trình diễn mô hình nuôi thương phẩm cá rô Tổng Trường 9/25/2018
Hải Dương: Mô hình nuôi thương phẩm cá Chạch bùn 9/25/2018
Công nghệ sinh học trong chẩn đoán và phòng bệnh thủy sản 9/8/2018
Áp dụng công nghệ cao nâng cao năng suất chất lượng nuôi tôm tại Bạc Liêu 8/22/2018
Kiên Giang: Mô hình cá nâu - tôm sú, lợi nhuận cao 8/3/2018
Phương pháp trắc quang xác định lượng kháng sinh Fluoroquinolone trong tôm và nước ao nuôi tôm 7/30/2018
Phân tích công nghệ đánh bắt và bảo quản cá ngừ đại dương sau thu hoạch bằng biểu đồ sáng chế. 7/30/2018
“Nghiên cứu ảnh hưởng của nền đáy, độ mặn, nhiệt độ và thời gian phơi bãi đến mức độ phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao năng suất nghề nuôi ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)” - Mã số đề tài: VAST06.05/16-17. 7/27/2018
Ứng dụng năng lượng mặt trời với dàn sấy động để sấy khô cá sặc rằn 7/20/2018
Ứng dụng công nghệ sinh học và các công nghệ khác nhằm nâng cao sức sinh sản của tôm sú (penaeus monodon) bố mẹ nuôi trong điều kiện nhân tạo 7/2/2018













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 119990173 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn